Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Văn Tuân, bằng này lâu tôi vẫn dùng thẻ chứng minh nhân dân cũ mà chưa đổi sang căn cước công dân. Tôi nghe nói mã định danh với mã số trên thẻ căn cước công dân là giống nhau và điều đó sẽ giúp ích, thuận tiện hơn nhiều so với dùng thẻ chứng minh nhân dân. Do đó tôi quyết định với việc có mã định danh rồi nên sẽ đi làm căn cước, nhưng tôi lại chưa rõ cần đến đâu để thực hiện việc này. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi vấn đề có mã định danh làm căn cước công dân ở đâu không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Có mã định danh làm căn cước công dân ở đâu?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Mã định danh là gì?
Mã định danh là dãy số xác định nhân thân của mỗi công dân do Bộ Công an cấp. Mỗi công dân được cấp một mã định danh duy nhất từ khi sinh ra đến khi mất đi và không lặp lại ở người khác.
Số định danh cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối, liên thông giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
Khi đủ tuổi được cấp Căn cước công dân, số của Căn cước công dân cũng chính là mã định danh cá nhân.
Mã định danh dùng để làm gì?
Dùng để tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Mỗi một mã định danh đều gắn với các thông tin cơ bản của một cá nhân. Các thông tin này được Bộ Công an thống nhất quản lý và cập nhật, chia sẻ trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Từ hệ thống Cơ sở dữ liệu này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ sử dụng mã định danh cá nhân để thực hiện kiểm tra thông tin của người được cấp trong những trường hợp cần thiết.
Thay cho mã số thuế cá nhân để khai báo thuế
Theo quy định tại khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019, khi mã định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ người dân thì sử dụng mã định danh cá nhân được sử dụng thay cho mã số thuế.
Dùng thay cho giấy tờ tùy thân khi mua bán nhà ở
Tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định:
Trường hợp công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành thì được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân (bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác) khi thực hiện thủ tục liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Như vậy, khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành thì người dân đã được cấp mã định danh cá nhân được sử dụng mã này thay cho bản sao các giấy tờ tùy thân khi làm các tục liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản.
Thủ tục xin cấp mã định danh như thế nào?
Đối với công dân đăng ký khai sinh
Theo Điều 14 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Sau đó cấp chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.
Đối với công dân đã đăng ký khai sinh
Căn cứ Điều 15 Nghị 137/2015, sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP, công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.- Ngay sau khi xác lập được số định danh cho công dân, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh đã được xác lập và các thông tin của công dân hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Trường hợp công dân đã có số định danh cá nhân mà được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập lại số định danh cho công dân. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh đã được xác lập lại.
Có mã định danh làm căn cước công dân ở đâu?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định nơi làm căn cước công dân như sau:
Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
Đồng thời, tại Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:
– Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
– Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.
Như vậy, công dân có thể làm căn cước công dân ở nơi thường trú hoặc tạm trú.
Tra cứu mã định danh cho người chưa có Căn cước công dân như thế nào?
Người chưa có Căn cước công dân tra cứu số định danh cá nhân của mình trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú theo các bước:
Bước 1: Truy cập địa chỉ trang web Dịch vụ công Quốc gia sau đó chọn Đăng nhập
Bước 2: Đăng nhập bằng tài tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia, nếu chưa có tài khoản thì nhấn Đăng ký và làm theo hướng dẫn.
Bước 3: Chọn biểu tượng LƯU TRÚ tại trang chủ để tra số định danh cá nhân.
Bước 4: Số định danh cá nhân sẽ hiển thị mục THÔNG TIN NGƯỜI THÔNG BÁO.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Có mã định danh làm căn cước công dân ở đâu?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề: mẫu đơn ly hôn đơn phương như thế nào,… hay cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm, thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua hotline 0833.102.102. để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời bạn xem thêm
- Xin mã định danh ở đâu?
- Mã định danh sổ hộ khẩu là gì?
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định năm 2022?
Câu hỏi thường gặp
Mỗi số định danh cá nhân trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư sẽ chứa đựng, tích hợp rất nhiều thông tin quan trọng của công dân. Trong đó, các thông tin cơ bản nhất là:
Họ tên khai sinh;
Ngày tháng năm sinh;
Giới tính;
Nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, tạm trú, tình trạng khai báo tạm vắng, nơi ở hiện tại…
Quê quán;
Dân tộc;
Tôn giáo;
Thông tin về người thân hoặc người đại diện hợp pháp;
Thông tin chủ hộ và các thành viên trong gia đình;
Ngày tháng năm chết hoặc mất tích…
Mỗi ngân hàng sẽ có các yêu cầu, điều kiện khác nhau đối với khách hàng có nhu cầu mở thẻ. Nhìn chung, khách hàng thường sẽ phải đáp ứng điều kiện:
– Có Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
– Từ 18 tuổi trở lên. Nếu dưới 18 tuổi thì cần đi chung với người lớn như: ông bà, cha mẹ hay anh chị…
Như vậy, người từ đủ 18 tuổi được làm thẻ ngân hàng khi có các giấy tờ nhân thân chứa mã định danh cá nhân.
Đối với các hành vi làm giả, sử dụng căn cước công dân giả có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả.