Ở thời đại công nghệ số, thẻ căn cước công dân sẽ tích hợp nhiều tính năng điều này sẽ giúp cá nhân hay các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng quản lý khu dân cư. Vậy có thể làm căn cước công dân online được hay không? Làm căn cước công dân online được hướng dẫn như thế nào? Nếu muốn đăng ký làm Căn cước công dân online thì cần chuẩn bị những hồ sơ, thủ tục gì? Xin được giải đáp.
Tại bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn quy định pháp luật về nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
- Luật Căn cước công dân 2014
- Công văn số 671/UBND-NCPC
Căn cước công dân là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau:
- Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”
- Như vậy, thẻ Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.
Bên cạnh đó, nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 18 Luật này, cụ thể:
- Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
+ Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
+ Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
- Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.
Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân
- Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21). Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
- Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn…
Có làm căn cước công dân online được không?
- Bước 1: Truy cập vào địa chỉ http://qlhc.catphcm.bocongan.gov.vn/wps/portal/Home/trang-chu, vào mục thủ tục hành chính, chọn mục “Cấp căn cước công dân”.
Tại mục khai thông tin, lựa chọn hình thức làm mới hay cấp lại căn cước công dân, bao gồm:
+ Cấp thẻ Căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
+ Cấp lại thẻ Căn cước công dân
+ Đổi thẻ Căn cước công dân
- Bước 2: Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, những mục có dấu * là những mục bắt buộc.
- Bước 3: Tại mục Yêu cầu của công dân, ở mục Xác nhận số CMND bạn hãy chọn “Có” để lấy giấy xác nhận CMND/CCCD mới để tiện cho việc làm giấy tờ sau này.
- Bước 4: Chọn thông tin ngày, giờ, địa điểm nộp tờ khai dựa theo lịch có sẵn.
- Bước 5: Nhập mã xác nhận và bấm “Kiểm tra thông tin” để xem lại toàn bộ thông tin đã điền chính xác hay chưa, nếu sai có thể sửa lại cho đúng sau đó bấm “Xác nhận” và lưu tờ khai.
- Bước 6: Cuối cùng, chỉ cần in file PDF tờ khai sẵn và chờ đến ngày giờ đã hẹn để đến nộp. Khi đến nơi đăng ký nộp tờ khai sẵn đã in và xuất trình giấy tờ tùy thân để hoàn tất các thủ tục còn lại theo yêu cầu của Cơ quan cấp thẻ căn cước online.
Căn cước công dân gắn chíp có định vị không?
Công văn số 671/UBND-NCPC ngày 9.3.2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tuyên truyền dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân có nêu:
- Vị trí, vai trò của dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân đối với công tác quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân; ý nghĩa, vai trò trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm; góp phần cải cách hành chính; nâng cao hiệu quả về kinh tế, xã hội; về tiến độ, thời gian hoàn thành các hạng mục chính của dự án.
- Chú trọng tập trung tuyên truyền cho nhân dân thấy được tính chất thuận tiện và ưu việt của Thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử, như: có tính bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm có thể sử dụng kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân; có thể lưu trữ nhiều loại giấy tờ; phòng tránh được các loại giấy tờ giả mạo; khi tích hợp đầy đủ các thông tin, người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ, mà chỉ cần dùng thẻ có gắn chip thì sẽ thực hiện các giao dịch; đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính; chip gắn trên thẻ căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân.
- Như vậy thông qua quy định này ta biết được thực chất thông tin căn cước công dân gắn chíp có định vị là hoàn toàn sai sự thật.
Căn cước công dân gắn chip có được tích hợp nhiều loại giấy tờ?
- Theo Bộ Công an, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
- Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai kết hợp cùng nhiều cơ quan khác, nghiên cứu để tích hợp các loại giấy tờ lên Căn cước công dân gắn chip sao cho hiệu quả, tiết kiệm.
- Văn phòng Chính phủ cũng liên tục có văn bản đốc thúc Bộ Công an tích hợp các dữ liệu cần thiết vào thẻ Căn cước công dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và tiết kiệm cho bộ máy nhà nước.
- Đồng thời, xây dựng các hướng dẫn, cơ chế khuyến khích một số dịch vụ không phải do nhà nước cung cấp cũng có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân và dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp dịch vụ.
Mời bạn xem thêm
- Mất Căn cước công dân gắn chip có tìm được không?
- Thẻ CCCD gắn chip có thời hạn bao lâu?
- Hiện nay căn cước công dân gắn chip có bắt buộc hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Có làm căn cước công dân online được không?”. Chúng tôi hi vọng rằng, bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, mẫu giấy cam kết an toàn thực phẩm, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, trích lục ghi chú ly hôn, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sau khi chuyển giới có cần làm lại căn cước công dân…. của Luật sư X. Hãy liên hệ: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã đi vào hoạt động, theo Điều 26 Luật Căn cước công dân,
công dân có thể đến bất cứ cơ quan nào dưới đây để làm thẻ Căn cước:
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA, việc thu nhận vân tay của công dân được thực hiện theo các bước sau:
– Thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay phải (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út);
– Thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay trái (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út);
– Thu nhận vân tay phẳng của 2 ngón cái chụm;
– Thu nhận vân tay lăn 10 ngón theo thứ tự: Ngón cái phải, ngón trỏ phải, ngón giữa phải, ngón áp út phải, ngón út phải, ngón cái trái, ngón trỏ trái, ngón giữa trái, ngón áp út trái, ngón út trái.
Lưu ý: Trường hợp không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.
Như vậy, trong trường hợp công dân bị mất dấu vân tay, không lấy được đủ 10 dấu vân tay thì có thể thông báo, mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được của mình với cơ quan công an nơi thực hiện thủ tục thu nhận thông tin công dân khi cấp CCCD.