Trong bối cảnh xảy ra những biến cố, khủng hoảng ở quy mô lớn như đại dịch COVID-19, việc tối ưu hóa các nguồn lực và động lực càng có ý nghĩa quan trọng, nhằm gia tăng sức chống chịu của nền kinh tế-xã hội, tạo những tiền đề cho sự ổn định ngay trong tình trạng bất định, “biến nguy thành cơ”, tìm thấy những cơ hội phát triển mới trong và sau đại dịch. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm cơ hội khởi nghiệp sau COVID nhé!
Biến nguy thành cơ
Nhìn nhận và xử lý đúng đắn vấn đề nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội từ phương diện quản trị địa phương gắn với thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng, tổ chức lãnh thổ; nâng cao chất lượng thể chế địa phương trong kiến tạo, chuyển hóa, tái tạo, giải phóng tối đa các nguồn lực, biến tiềm năng thành hiện thực, biến thách thức thành cơ hội phát triển.
Ngoài ra, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, kết nối các nguồn lực trong và ngoài Nhà nước, giữa nguồn lực Trung ương và nguồn lực tại chỗ, nhất là nguồn lực trong nhân dân; nắm bắt, chuyển hóa, tái tạo, tận dụng các loại nguồn lực mới.
Quảng Ninh đang tích cực chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Tỉnh cũng đi tiên phong trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tích cực cải cách hành chính để phát huy mọi tiềm năng, lợi thế cho phát triển; đẩy nhanh xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại gắn với tổ chức lại không gian phát triển, kiến tạo các hành lang phát triển mới; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân…
Đặc biệt, năm 2020 và 2021, trong bối cảnh cực kỳ khó khăn, Quảng Ninh giữ đà tăng trưởng GRDP trên hai con số trong 6 năm liên tiếp (2016-2021). Trong quý I/2022 với tăng trưởng GRDP ước đạt 8,02%, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 12.550 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ.
Trong bối cảnh “bình thường mới” đòi hỏi phải có tư duy mới và tầm chiến lược mới. Cần xác định rõ đại địch COVID-19 không chỉ là thách thức, mà còn là cơ hội và động lực, trên những khía cạnh như sau:
Thứ nhất, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng bền vững hơn, bao trùm hơn, xanh hơn. Đối với Việt Nam, tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững và là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.
Đặc biệt khi Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài.
Thứ hai, chống nguy cơ tụt hậu trên cơ sở đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, xây dựng xã hội số, Chính phủ số và nền kinh tế số. COVID-19 đem lại nhiều thách thức, cũng như cơ hội để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, phát triển dịch vụ công trực tuyến, y tế số, giáo dục số, thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử hay số hóa chuỗi cung ứng…
Hiện, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có độ mở cao, internet tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, doanh số thương mại điện tử đã và đang tăng trưởng với tốc độ tương đương tốc độ tăng trưởng doanh số thương mại điện tử thế giới và cao hơn so với tăng trưởng GDP.
Thứ ba, củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội, lấy con người làm trung tâm; bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm sự phát triển cân đối hơn giữa các vùng, miền, lĩnh vực kinh tế, qua đó khẳng định tính xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Việt Nam.
Thứ tư, việc áp dụng những mô hình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội khác nhau ở các nước khác nhau đều có sự thành công nhất định và việc lựa chọn mô hình áp dụng phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng nước.
Tuy nhiên, điểm chung nằm ở chỗ những nước thành công trong phục hồi kinh tế đều là những nước có những biện pháp ứng phó với đại dịch linh hoạt, sáng tạo trong ngắn hạn đồng thời với việc tạo nền tảng cho phát triển nền kinh tế trong dài hạn theo những kế hoạch rất bài bản và cụ thể.
Cơ hội khởi nghiệp sau COVID
Trong bối cảnh dịch COVID-19 làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng trên thế giới, làm cho hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế bị trở ngại, giám sát, hiện nay, các nước, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trên thế giới đang nỗ lực tìm cách phục hồi.
Nhà nước và các doanh nghiệp trong nước cần phải tận dụng được cơ hội này, tham gia tích cực vào phục hồi các chuỗi cung ứng, các hoạt động đầu tư, thương mại quốc tế để phục hồi kinh tế đất nước.
Để làm được điều này, Việt Nam nhất thiết phải kiểm soát được dịch COVID-19, có kế hoạch tổng thể, nhiều giải pháp đồng bộ. Cụ thể, chủ động, tích cực đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành để mở đường, kết nối, thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, khoa học công nghệ của đất nước, của doanh nghiệp trong nước với các nước, các doanh nghiệp nước ngoài.
Hoàn thiện thể chế, luật pháp, chính sách (nhất là chính sách tài chính, đất đai), thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, hấp dẫn; đào tạo nguồn nhân lực đông đảo có chất lượng… thu hút đầu tư nước ngoài, để các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất kinh doanh thuận lợi, có hiệu quả, đóng góp vào phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam, chuyển giao công nghệ, thu hút doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất trong nước đổi mới công nghệ, áp dụng các quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, sử dụng lao động, bảo vệ môi trường, vệ sinh, an toàn của các nước tiên tiến trên thế giới, của các tổ chức quốc tế để sản phẩm của Việt Nam có thể tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, có thể xuất khẩu sang thị trường ở các nước phát triển; hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất trong nước tiếp cận thị trường nước ngoài, chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu sản phẩm và bán hàng trên thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, tại hội thảo, các đại biểu cho rằng để phục hồi hiệu quả kinh tế-xã hội thì những gói kích cầu cần tập trung giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục để người lao động sớm được nhận và ổn định cuộc sống trước mắt và lâu dài; cần có chính sách để phát triển nhà ở cho công nhân và đánh giá cao sự kịp thời của gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng cho Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế 2022-2023 vừa được Quốc hội thông qua tháng 1/2022.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cần phải giải ngân nhanh và sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ này, đồng thời kết hợp phát huy hiệu quả nguồn lực trong dân và doanh nghiệp.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi làm giả con dấu bị xử phạt như thế nào?
- Mẫu quyết định về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp
- Pháp luật có cho phép hộ kinh doanh sử dụng con dấu không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cơ hội khởi nghiệp sau COVID”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, xin giấy phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, thành lập cty… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khởi nghiệp tức là sự ấp ủ ý tưởng kinh doanh để thành lập một doanh nghiệp.
Trong đó bạn là người quản lý, sáng lập hoặc đồng sáng lập để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ mới đến mọi người hoặc những sản phẩm, dịch vụ đã có trên thị trường nhưng theo ý tưởng riêng gọi là khởi nghiệp.
Khởi nghiệp và startup là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mặc dù vậy có nhiều người vẫn nhầm lẫn 2 khái niệm này với nhau.
Khởi nghiệp là hành động bắt đầu một nghề nghiệp nào đó thường thấy nhất là thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó.
Còn Startup là một danh từ chỉ một nhóm người hoặc công ty cùng nhau làm một điều gì đó nhưng chưa chắc sẽ thành công.
Như vậy, chỉ từ khái niệm chúng ta có thể thấy khởi nghiệp và startup là hai cụm từ với nghĩa hoàn toàn khác nhau. Có thể nói startup là một cách thức mà mọi người lựa chọn để khởi nghiệp.