Chào Luật sư, cháu của tôi đi học do đùa giỡn với bạn nên bị té, cháu bị nức xương tay. Sau thời gian nằm viện thì cháu cũng được về nhà. Bác sĩ điều trị có hẹn cháu sẽ tái khám sau 2 tuần. Tuy nhiên từ lúc về nhà thì tay của cháu tôi bị sưng lên, cháu than khóc rằng bị đau nhức và muốn đi bệnh viện. Gia đình tôi cảm thấy rất lo lắng nên muốn đưa cháu lên thẳng bệnh viện trung ương để khám. Vậy nếu như hhiện nay Có giấy hẹn khám lại có cần xin giấy chuyển tuyến không theo quy định? Có cần phải hỏi bác sĩ điều trị khi xin chuyển tuyến điều trị hay không? Giấy xin chuyển tuyến hiện nay gồm có những nội dung nào? Mong được luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi xin tư vấn Có giấy hẹn khám lại có cần xin giấy chuyển tuyến không như sau:
Chuyển tuyến khám chữa bệnh là gì?
Hiện nay việc chuyển tuyến khám chữa bệnh được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Mà tình trạng này còn phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân, căn bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải để đưa ra hướng xử lý sao cho phù hợp. Có vài trường hợp bác sĩ sẽ cho người bệnh chuyển lên tuyến trên để việc chữa trị tốt hơn hoặc khi nạn nhân đã khỏe hơn sẽ cho xuất viện hay về tuyến dưới phục hồi. Chuyển tuyến khám chữa bệnh hiện nay được quy định cụ thể như sau:
Hiện nay, pháp luật không có quy định về chuyển tuyến khám chữa bệnh là gì, tuy nhiên có thể hiểu là chuyển tuyến khám chữa bệnh được hiểu là bệnh nhân do một số lý do như chuyển nặng,… được chuyển từ cơ sở khám chữa bệnh này sang cơ sở khám bệnh khác theo chỉ định về chuyên môn, kỹ thuật hay theo nguyện vọng của người bệnh.
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định các hình thức chuyển tuyến như sau:
(i) Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
– Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1;
– Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện chuyển tuyến khi bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị; (Điểm b Khoản 1 Điều 5, Thông tư 14/2014/TT-BYT).
(ii) Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
(iii) Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Có giấy hẹn khám lại có cần xin giấy chuyển tuyến không?
Hiện nay khi đi khám bệnh thì việc khám lại là hết sức bình thường theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp mà gia đình người bệnh không muốn tái khám ở nơi khám cũ mà đi xin chuyển lên tuyến cao hơn thì cần xin phép của bệnh viện hay của cá nhân bác sĩ? Có giấy hẹn khám lại thì có cần xin giấy chuyển tuyến không? Mời bạn tham khảo nội dung được chúng tôi phân tích bên dưới đây để có thêm nhiều góc nhìn về việc hẹn khám lại:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế, có quy định:
Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Và cũng tại Mục II Công văn 978/BYT-BH năm 2016 có quy định:
Để đảm bảo việc sử dụng Giấy hẹn khám lại theo quy định của pháp luật, đồng thời phù hợp với thực tế, giảm phiền hà cho người bệnh có thẻ BHYT, thuận lợi cho hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đồng thời kiểm soát hiệu quả việc sử dụng quỹ BHYT, tránh lạm dụng, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bệnh viện và viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Y tế các Bộ, Ngành chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện như sau:
1. Thống nhất thực hiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật BHYT quy định “Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”. Phổ biến đầy đủ nội dung Thông tư 40/2015/TT-BYT, bảo đảm tất cả công chức, viên chức, người lao động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiểu đầy đủ và chính xác thông tin được ghi trong giấy hẹn khám lại.
2. Thực hiện việc hẹn khám lại phù hợp với yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh; không lạm dụng, gây phiền hà cho người bệnh trong việc hẹn khám lại, đặc biệt là các trường hợp đã xác định rõ tuyến trước đã thực hiện được việc khám bệnh, chữa bệnh.
3. Về tổ chức thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
a) Để giảm thiểu thủ tục hành chính và thời gian chờ đợi của người bệnh, căn cứ vào quy mô hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Giám đốc bệnh viện có thể ủy quyền hoặc giao cho lãnh đạo các khoa, phòng chức năng đại diện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc ký và đóng dấu trên Giấy hẹn khám lại;
b) Giảm thiểu các trường hợp phải sử dụng Giấy hẹn khám lại như trường hợp người bệnh là người đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó, người bệnh đã có Giấy chuyển tuyến có giá trị đến hết năm dương lịch theo quy định tại Thông tư 40/2015/TT-BYT;
c) Đối với bệnh nhân nội trú, khi cấp Giấy ra viện, nếu cần khám lại thì cấp đồng thời Giấy hẹn khám lại;
d) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Đồng thời bố trí khu vực thực hiện các thủ tục hành chính phù hợp, thuận lợi cho người bệnh và chỉ đạo các khoa, phòng liên quan phối hợp với cán bộ giám định BHYT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hướng dẫn, tổ chức thực hiện.
=> Như vậy, theo quy định trên thì người bệnh thực hiện việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, nếu bạn đã có hẹn tái khám của bác sĩ. Khi thực hiện việc khám chữa bệnh bạn chỉ cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân có hình và giấy hẹn tái khám của bác sĩ bạn sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế đúng tuyến. Bạn không cần thực hiện xin giấy chuyển tuyến.
Phân loại các tuyến khám chữa bệnh như thế nào?
Hiện nay thì bệnh viện cũng được phân chia thành các tuyến chữa bện như trung ương, tỉnh, huyện và cuối cùng là cơ quan y tế cấp xã. Việc phân chia phân loại này làm cho nhiệm vụ được phân công rõ ràng hơn, như chức năng của huyện và của tỉnh sẽ khác nhau như thế nào, phù hợp với tình hình cân đối số lượng bác sĩ, các phương tiện kỹ thuật công nghệ để khám chữa bệnh. Và việc phân loại các tuyến khám chữa bệnh hiện nay bao gồm có các tuyến sau:
Hiện nay, pháp luật không có quy định về chuyển tuyến khám chữa bệnh là gì, tuy nhiên có thể hiểu là chuyển tuyến khám chữa bệnh được hiểu là bệnh nhân do một số lý do như chuyển nặng,… được chuyển từ cơ sở khám chữa bệnh này sang cơ sở khám bệnh khác theo chỉ định về chuyên môn, kỹ thuật hay theo nguyện vọng của người bệnh.
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định các hình thức chuyển tuyến như sau:
(i) Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
– Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1;
– Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện chuyển tuyến khi bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị; (Điểm b Khoản 1 Điều 5, Thông tư 14/2014/TT-BYT).
(ii) Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
(iii) Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2013/TT-BYT quy định việc phân loại các tuyến khám chữa bệnh như sau:
Tuyến trung ương (sau đây gọi là tuyến 1) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
– Bệnh viện hạng đặc biệt;
– Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế;
Xin cấp lại giấy chuyển tuyến cần giấy các loại tờ nào?
Hiện nay nếu như tự người bệnh muốn xin giấy chuyển tuyến chứ không theo chỉ định hay định hướng nào thì cần làm hồ sơ để xin chuyển tuyến. Có thể thấy rằng, bác sĩ luôn muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có mong muốn chuyển tuyến dù không có gợi ý hay quyết định nào từ bác sĩ thì hồ sơ xin cấp lại giấy chuyển tuyến vẫn được thực hiện. Và hồ sơ này gồm có những loại như sau:
Hiện nay, việc chuyển tuyến từ tuyến cần thực hiện việc xin giấy chuyển viện, chuyển tuyến tại cơ sở mà người bệnh chữa trị ban đầu. Việc xin cấp giấy chuyển tuyến xảy ra trong trường hợp như nêu tại mục (4), người bệnh cần các loại giấy tờ sau:
(1) Đơn xin cấp lại giấy chuyển tuyến;
(2) Căn cước công dân/chứng minh nhân dân của người bệnh;
(3) Thẻ Bảo hiểm y tế (còn thời hạn sử dụng);
(4) Giấy kết luận tình trạng của người bệnh, đáp ứng các điều kiện chuyển tuyến theo quy định pháp luật.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Có giấy hẹn khám lại có cần xin giấy chuyển tuyến không? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Có giấy hẹn khám lại có cần xin giấy chuyển tuyến không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tranh chấp đất đai… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Câu hỏi thường gặp
– Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
– Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này
– Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;
– Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
Nếu tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám chữa bệnh khác trong trường hợp cấp cứu, đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh theo quy định tại Khoản 3, Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và giấy chuyển tuyến còn giá trị sử dụng theo quy định tại Khoản 5, Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP thì được sử dụng giấy hẹn khám lại mà không cần giấy chuyển tuyến.
Sử dụng giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế:
a) Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
d) Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.