Sổ tiết kiệm là một loại chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền, theo quy định bộ luật dân sự sổ tiết kiệm chưa được coi là một loại tài sản. Vây liệu rằng có được thế chấp sổ tiết kiệm để bảo đảm cho khoản vay tại ngân hàng hay không? Hãy cùng phòng tư vấn luật dân sự của Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp luật.
Nội dung tư vấn.
Sổ tiết kiệm là gì?
Căn cứ Thông tư 48/2018/TT-NHNN sổ tiết kiệm có thể được hiểu như sau: Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
Như vậy có thể hiểu sổ tiết kiệm là một loại giấy tờ chứng nhận cho tài sản là tiền của người gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng.
Có được thế chấp chấp sổ tiết kiệm hay không?
Căn cứ diều 13 Thông tư 48/2018/TT-NHNN ta có quy định sau: ” Tiền gửi tiết kiệm được sử dụng để làm tài sản bảo đảm theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.”
Như vậy, việc dùng sổ tiết kiệm thế chấp tại ngân hàng để vay vốn là hợp pháp. Hiện hay việc thế chấp bằng sổ tiết kiệm rất được ngân hàng ưu thích bởi tính an toàn của nó. Hạn mức cho vay đối với sổ tiết kiệm của nhiều ngân hàng có thể lên tới trên 90% tài sản thế chấp.
Tuy nhiên, theo quy định của bộ luật dân sự thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Như vậy đối tượng được dùng để bảo đảm trong hợp đồng thế chấp phải là tài sản.
Theo quy định tại điều 105 bộ luật dân sự 2015, quy định về tài sản thì sổ tiết kiệm không được coi là tài sản. Do đó, thực tế việc thế chấp sổ tiết kiệm tại ngân hàng là chúng ta đang thế chấp số tiền tiết kiệm đang gửi tại ngân hàng.
Bài viết xem thêm.
Tài sản thế chấp khi ly hôn giải quyết thế nào?
Thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng như thế nào?
Một số quy định của pháp luật dân sự về thế chấp tài sản.
Hiệu lực của hợp đồng thế chấp.
Căn cứ tại điều 319 bộ luật dân sự 2015 , hiệu lực hợp đồng thế chấp được quy định như sau:
- Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Theo đó ,hiệu lực của hợp đồng thế chấp và hiệu lực đối kháng với bên thứ ba là khác nhau, có thể hợp đồng đã có hiệu lực nhưng chưa có hiệu lực đối kháng. Bên nhận thế chấp cần lưu ý cần đăng ký hợp đồng thế chấp để bảo đảm quyền lợi của mình không bị xâm phạm.
Quyền của bên thế chấp.
Điều 321 bộ luật dân sự quy định về quyền của bên thế chấp như sau:
- Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
- Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
- Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
- Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
- Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản.
ĐIều 320 bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp như sau:
- Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
- Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
- Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có.
Lưu ý: Đối với thế chấp sổ tiết kiệm vẫn có thể thế chấp tại nhiều ngân hàng. Việc thế chấp tại ngân hàng gửi tiết kiệm thực chất ngân hàng đang nắm giữ tài sản thế chấp, quyền lợi bên thế chấp có thể bị ảnh hưởng.
Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp.
Căn cứ điều 296 bộ luật dân sự 2015. Một tài sản có thể thế chấp tại nhiều ngân hàng khi đáp ứng điều kiện của pháp luật và theo thỏa thuận.
Điều này cần dựa vào hợp đồng thỏa thuận giữa các bên trước đó về hợp đồng thế chấp. Hoặc được sự đồng ý của ngân hàng nhận thế chấp khi bên thế chấp có nhu cầu.
Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản.
Căn cứ khoản 2 điều 296 bộ luật dân sự 2015.
Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.