Xin chào Luật sư X, hôm nay tôi có đi photo bản gốc giấy khai sinh, tiệm photo đã in màu, trong đó con dấu vẫn giữ được màu đỏ của bản gốc. Đến nơi nộp hồ sơ thì người ta bảo không được phép photo màu của con dấu. Không biết có đúng không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, thông thường khi photo các loại giấy tờ có in lại con dấu đỏ thì các bản photo đấy sẽ in trắng đen, nhầm tránh trường hợp in lại màu con dấu. Vậy tại sao lại thé? Có được photo màu con dấu không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 25/2018/NĐ-CP
- Nghị định số 60/2014/NĐ-CP
Con dấu là gì?
Con dấu là một vật dụng dùng để tạo dấu ấn trên các văn bản và vật dụng khác. Có 2 loại con dấu cơ bản là con dấu pháp lý do nhà nước quy định và con dấu không mang tính pháp lý dựa trên nhu cầu sử dụng.
Định nghĩa về con dấu mang tính pháp lý do Chính phủ quy định như sau:
Con dấu là phương tiện đặc biệt đại diện cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ.
Con dấu pháp lý do nhà nước quy định bao gồm: con dấu của cơ quan nhà nước và con dấu của cơ quan tổ chức khác. Trong đó, cơ quan tổ chức khác là: doanh nghiệp, công ty, tổ chức… do nhà nước cấp phép hoạt động.
Những nội dung cấm in, photocopy
Đó là quy định được nêu trong Nghị định số 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in của tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến hoạt động in trên lãnh thổ Việt Nam, vừa được Chính phủ ban hành.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/11/2014.
Theo đó, Nghị định nghiêm cấm chế bản, in, gia công sau in hoặc photocopy sản phẩm in, giấy tờ khác có nội dung: 1-Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai, gây hận thù, chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; 2-Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định; 3-Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Đồng thời, Nghị định nghiêm cấm cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động in, không đăng ký hoạt động, không khai báo hoạt động theo quy định; lợi dụng hoạt động chế bản, in, gia công sau in, photocopy để tạo ra, phát tán trái phép sản phẩm in có nội dung vi phạm; làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước; trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất hàng giả; chế bản, in, gia công sau in, photocopy vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Qua đó cơ sở in thuộc loại có giấy phép (GP) hoạt động trước ngày nghị định có hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp lại giấy phép chậm nhất là ngày 1/1/2015.
Cơ sở in thuộc loại không phải có giấy phép và cơ sở photocopy hoạt động trước ngày nghị định có hiệu lực phải hoàn thành đăng ký, khai báo chậm nhất là ngày 1/1/2015.
Nghị định cũng quy định cụ thể về điều kiện hoạt động của cơ sở in. Theo đó, cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm như Báo, tạp chí, các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí; mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành; tem chống giả; Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền) phải đáp ứng những điều kiện sau: là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh về hoạt động in (kể cả cơ sở in hoạt động độc lập và trực thuộc doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác); có thiết bị in để thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chế bản, in, gia công sau in; có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và người đứng đầu là công dân Việt Nam có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in…
Còn đối với các cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in không phải các sản phẩm trên thì cơ sở in phải có người đứng đầu thường trú hợp pháp tại Việt Nam (không bắt buộc là công dân Việt Nam) và không bắt buộc có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Nghị định cũng quy định khi hoạt động dịch vụ photocopy, chậm nhất 10 ngày trước khi hoạt động, cơ sở dịch vụ photocopy phải khai báo với UBND cấp huyện. Đồng thời, cơ sở dịch vụ photocopy phải hoạt động đúng địa điểm đã khai báo; chấp hành các yêu cầu quản lý của cơ quan quản lý nhà nước; báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in khi phát hiện giấy tờ, tài liệu nhận photocopy có nội dung vi phạm quy định…
Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ cơ quan, tổ chức, cơ sở in phải gửi hồ sơ đăng ký máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu đến UBND cấp tỉnh trước khi sử dụng.
Ngoài việc phải đăng ký sử dụng theo quy định thì máy photocopy màu chỉ được sử dụng phục vụ công việc nội bộ của cơ quan, tổ chức, không được sử dụng để kinh doanh dưới mọi hình thức và máy in có chức năng photocopy màu cũng chỉ được sử dụng để sản xuất trong cơ sở in có đủ các điều kiện hoạt động in theo quy định…
Ngoài ra, cơ sở in hoạt động trong khu dân cư trước khi Nghị định có hiệu lực thì phải dời ra ngoài khu dân cư trước năm 2025.
có được in màu con dấu hay không?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở in ấn nhận dịch vụ in màu con dấu vì lợi nhuận cao mà lại nhanh chóng. Tuy nhiên đây là hành vi KHÔNG được pháp luật cho phép.
Theo Nghị định 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 máy photocopy màu có thể được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, tổ chức, cá nhân muốn sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu phải đăng ký trước khi sử dụng. Và nghiêm cấm các hành vi in màu dấu đỏ, làm giả con dấu để chuộc lợi.
Mặc dù vậy có một số tổ chức, hay cá nhân có thể không biết hoặc biết luật nhưng vẫn phạm luật, cố tình thực hiện các hành vi như in màu con dấu, photo màu con dấu, làm giả dấu đỏ mà trong điều luật đã cấm.
Để chấm dứt tình trạng này, quý khách không nên tiếp tay cho những cơ sở này phạm luật. Tuyệt đối không photo màu con dấu và thuê làm giả con dấu. Khi cầu biến mất thì cung cũng sẽ tự động bị triệt tiêu.
Mọi hành động vi phạm pháp luật đều sẽ bị trừng trị thích đáng.
Có thể bạn quan tâm
- Mức lương tối thiểu vùng 2022 có thay đổi không?
- Các trường hợp phải lập hợp đồng ủy quyền hiện nay
- Người trên 80 tuổi có được đứng tên sổ đỏ không?
- Vợ có phải trả nợ cho chồng không?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có được photo màu con dấu không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định cấp bản sao trích lục hộ tịch; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
bản photocopy màu từ bản chính có thể được sử dụng để chứng thực nếu bản photo đúng với bản chính, bản chính không thuộc trường hợp không được chứng thực bản sao.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;
b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;
c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;
d) Tiêu hủy trái phép con dấu.
Nếu người photo màu con dấu để làm giả các loại giấy tờ, thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. Hoặc các trường hợp khác tại tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự đến 07 năm.