Chào Luật sư, tôi có nuôi một bé chuột lang từ rất lâu nhưng tôi chuẩn bị chuyển nhà ở chung cư lo sơ ở chung cư sẽ không được nuôi chuột. Luật sư cho tôi hỏi Có được nuôi chuột trong chung cư hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Có được nuôi chuột trong chung cư hay không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 02/2016/TT-BXD
- Luật chăn nuôi 2018
Quy định luật pháp của Nhà nước về vấn đề nuôi thú cưng trong khu chung cư, nhà tập thể
Hiện nay, pháp luật đã có quy định rất rõ về vấn đề nuôi thú cưng trong khu chung cư.
Căn cứ Điều 2 Phụ lục số 01 mẫu nội quy quản lý ban hành, sử dụng nhà chung cư (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) quy định cấm thực hiện các nội dung như sau:
– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi gây mất an ninh, trật tự, nói tục, chửi bậy, sử dụng truyền thanh, truyền hình hoặc các thiết bị phát ra âm thanh gây ồn ào làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi phóng uế, xả rác hoặc các loại chất thải, chất độc hại không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường nhà chung cư.
– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi ném bất cứ vật gì từ cửa sổ, ban công của căn hộ.
– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi chăn, thả, nuôi gia súc, gia cầm trong nhà chung cư.
– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư, trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư.
– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi phơi, để quần áo và bất cứ vật dụng nào trên lan can hoặc tại phần không gian từ lan can trở lên hoặc vắt ngang cửa sổ của căn hộ.
– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi đánh bạc, hoạt động mại dâm trong nhà chung cư.
– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi kinh doanh các ngành nghề có liên quan đến vật liệu nổ, dễ cháy, gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người sử dụng nhà chung cư.
– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy tại căn hộ và các khu vực khác trong nhà chung cư.
– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích, các thiết bị thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư.
– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến nhà chung cư: do Hội nghị nhà chung cư quy định thêm cho phù hợp với từng nhà chung cư.
– Cấm các chủ thể thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy tại Điều 2 Phụ lục số 01 mẫu nội quy quản lý ban hành, sử dụng nhà chung cư có quy định hành vi “Chăn, thả, nuôi gia súc, gia cầm trong nhà chung cư” là hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng nhà chung cư.
Chúng ta hiểu về khái niệm gia súc gia cầm như sau:
Khái niệm về gia súc, gia cầm theo Luât Chăn nuôi 2018 đều gắn với quy mô và hình thức sản xuất kinh doanh nhất định bao gồm có: siêu lớn, lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ hộ gia đình.
Có được nuôi chuột trong chung cư hay không?
Có thể thấy nội dung quy định phù hợp với tư duy trên, thú cưng nuôi để bầu bạn sẽ không đồng nhất về cách hiểu cũng như mục đích nuôi như với gia súc, gia cầm.
Như vậy, ta nhận thấy, cho tới khi cơ quan chức năng chưa ban hành cụ thể một văn bản hướng dẫn hoặc quy định rõ ràng, cấm nuôi gia súc, gia cầm và thú cưng (chó, mèo, chim, chuột…) trong chung cư thì quy định cấm nuôi chó, mèo và thú cưng nói chung trong chung cư được biết đến là không có căn cứ pháp luật.
Tuy nhiên trên thực tế thì ta nhận thấy, mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng chỉ được coi là một mẫu văn bản để nhằm mục đích giúp cho Ban quản lý các chung cư tham khảo và xây dựng nội quy riêng cho nhà chung cư của mình. Cũng chính bởi vì thế mà cũng rất khó có thể coi nội dung trong mẫu nội quy nêu trên là một quy định của pháp luật. Việc cấm nuôi chó, mèo ở chung cư hay không phụ thuộc vào nội quy riêng của từng chung cư, được xây dựng dựa trên sự thống nhất với các cư dân chung cư đó.
Có những chung cư đã quy định rất nghiêm ngặt việc nuôi chó, mèo, do lo ngại mất vệ sinh chung hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới an toàn của những người sống tại chung cư nhưng cũng có chung cư có quy định “cởi mở” hơn, tạo điều kiện cho những người yêu thích chó, mèo, chuột,.. sống cùng thú cưng của mình.
Những quy định cần nắm rõ để đảm bảo việc nuôi thú cưng trong chung cư được phù hợp
Đối với chung cư được phép nuôi thú cưng thì việc nuôi thú cưng nhằm mục đích kinh doanh (mua, bán) sẽ bị xếp vào nhóm gia súc, gia cầm theo quy định và tùy mức độ thiệt hại có khả năng bị yêu cầu giải tán, bồi thường và buộc di dời ra khỏi chung cư. Hình thức xử lý vi phạm cụ thể trên thực tế cũng sẽ do ban quản lý chung cư xây dựng dựa trên Điều 8 Mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư. Và, trong trường hợp này thì các biện pháp cắt điện, cắt nước…có khả năng được áp dụng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có được nuôi chuột trong chung cư hay không?” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; phát hành hóa đơn điện tử, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp?
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào tại Đắk Lắk
- 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Câu hỏi thường gặp
Cá cảnh, chim, chó, mèo, chuột lang,…
Theo Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp thì người vi phạm có thể bị xử phạt như sau:
“Hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng.
1a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
Đối với động vật rừng thông thường chủ cơ sở gây nuôi không phải xin cấp phép của Chi cục Kiểm lâm. Tuy nhiên trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày đưa động vật rừng về cơ sở, chủ cơ sở phải gửi thông báo cho Chi cục Kiểm lâm để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật