Quảng cáp là một loại thông tin có tính đơn phương, không dành cho riêng ai, có vận dụng mọi biện pháp và phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một doanh nghiệp nào đó,… Trong hoạt động quảng cáo không có đối thoại mà chỉ có độc thoại và thường là đề cao mình. Đặc điểm này của quảng cáo có thể mang lại phiền toái, rắc rối cho mọi người. Ví dụ việc quảng cáo qua điện thoại, kể cả nghe hoặc tin nhắn quảng cáo thì đều gây phiền phức tới mọi người. Vậy Có được nhắn tin điện thoại quảng cáo sau 10 giờ tối không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Quảng cáo là gì
Theo khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo năm 2012 quy định : “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”
Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự.
Quảng cáo có đặc điểm gì?
Quảng cáo là một loại thông tin có tính đơn phương, không dành riêng cho ai, có vận dụng mọi biện pháp và phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một doanh nghiệp nào đó… được nêu ra trong quảng cáo. Quảng cáo có tính thông tin một chiều từ phía người ra thông cáo, nhằm mục tiêu đã định là định hướng thái độ ứng xử của khách hàng. Trong quảng cáo, không có đối thoại mà chỉ là độc thoại, thường là tự đề cao mình. Đặc điểm này của quảng cáo có thể mang lại phiền toái rắc rối cho công chúng trong việc đánh giá tính chính xác, trung thực của thông tin. Nếu luật pháp không có cách thức kiểm soát thỏa đáng, doanh nghiệp sẽ sử dụng quảng cáo để phát ngôn tùy ý, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và thương nhân khác…
Đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện mục tiêu chính trị, văn hóa, xã hội nào đó. Khi quảng cáo về hoạt động kinh doanh của thương nhân, quảng cáo gắn với mục đích sinh lợi và do đó, có bản chất là hoạt động quảng cáo thương mại.
Có được nhắn tin điện thoại quảng cáo sau 10 giờ tối không
Căn cứ Điều 13 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo như sau:
1. Không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này hoặc Người sử dụng không đồng ý nhận quảng cáo trước đó.
2. Đối với quảng cáo qua tin nhắn và đối với số điện thoại ngoài Danh sách không quảng cáo, Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo.
3. Trường hợp Người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên, Người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại đó.
4. Phải chấm dứt việc gửi đến Người sử dụng nhận các tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo hoặc thực hiện gọi điện thoại quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của Người sử dụng.
5. Mỗi Người quảng cáo không được phép gửi quá 03 tin nhắn quảng cáo tới một số điện thoại, 03 thư điện tử quảng cáo tới một địa chỉ thư điện tử, 01 cuộc gọi điện thoại quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.
6. Chỉ được gửi tin nhắn trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.
7. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo.
8. Chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo khi đã được cấp tên định danh và không được phép sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo.
Như vậy, nhà quảng cáo chỉ được gửi tin nhắn trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng. Cá nhân người sủ dụng có thể từ chối nhận tin nhắn quảng cáo hoặc đăng ký nhận.
Hình thức từ chối nhận tin nhắn quảng cáo trên điện thoại bao gồm gì?
Theo Điều 16 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định yêu cầu về chức năng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo như sau:
1. Phần thông tin cho phép Người sử dụng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đặt ở cuối tin nhắn quảng cáo và được thể hiện một cách rõ ràng;
b) Phải có phần hướng dẫn Người sử dụng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo mà người sử dụng đã đăng ký trước đó;
c) Trong trường hợp cần thiết, người quảng cáo bằng tin nhắn có thể cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc từ chối một nhóm sản phẩm;
d) Có hướng dẫn rõ ràng về từ chối theo quy định tại các điểm b và điểm c khoản 1 và các hình thức từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hình thức từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải bao gồm:
a) Từ chối bằng tin nhắn;
b) Từ chối qua gọi điện thoại.
3. Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối, Người quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi loại tin nhắn quảng cáo đã bị từ chối đến Người sử dụng.
4. Thông tin xác nhận đảm bảo các yêu cầu:
a) Thông báo đã nhận được yêu cầu từ chối, thời gian nhận yêu cầu từ chối và thời điểm ngừng gửi tin nhắn quảng cáo;
b) Chỉ được gửi thành công một lần và không chứa thông tin quảng cáo.
Theo đó, hình thức từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải bao gồm từ chối bằng tin nhắn hoặc từ chối qua gọi điện thoại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Có được nhắn tin điện thoại quảng cáo sau 10 giờ tối không?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Luật Quảng cáo 2012 cũng quy định rõ những chủ thể sau tham gia vào hoạt động quảng cáo:
+ Người quảng cáo: là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó.
+ Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo: là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.
+ Người phát hành quảng cáo: là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.
+ Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự.
+ Người tiếp nhận quảng cáo: là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo.
Báo chí.
– Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
– Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
– Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
– Phương tiện giao thông.
– Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
– Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
– Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 7 Luật quảng cáo 2012, những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo bao gồm:
– Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Xem: ngành nghề cấm kinh doanh
– Thuốc lá.
– Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
– Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
– Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
– Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
– Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
– Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế