Có được miễn trách nhiệm hình sự khi phía bị hại có đơn xin bãi nại ? Đây, là câu hỏi của không ít người; bởi trên thực tế, ngoài các trường hợp bị khởi tố; theo quy định của pháp luật, khi bắt người phạm tội quảng tang, hay bắt người đang bị truy nã… thì; một trong những căn cứ khởi tố khác đó chính là theo yêu cầu của phía người bị hại. Tuy nhiên, trong trường hợp; phía người bị hại có đơn xin bãi nại, thì liệu phía người bị tố cáo có được miễn trách nhiệm hình sự? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này, qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Đơn xin bãi nại là gì ?
Hiện nay, pháp luật không quy định đơn bãi nại là gì. Tuy nhiên, qua các hoạt động pháp lý, ta có thể, có định nghĩa về bãi nại như sau:
” Đơn bãi nại là một loại đơn của người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại là người dưới 18 tuổi, người bị hại có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc người bị hại đã chết với nội dung: rút lại yêu cầu khởi kiện vụ án hình sự, nghĩa là không còn tiếp tục khởi kiện nữa“
Một trong những, cách hiểu đơn giản thì đơn bãi nại; chính là đơn của phía người bị hại xin rút lại yêu cầu khởi tố đối với bị can, bị cáo; người có hành vi, xâm phạm đến quyền, lợi ích của phía người bị hại.
Những trường hợp phía bị hại có thể làm đơn xin bãi nại
Đơn bãi nại không được quy định trực tiếp trong nội dung của các Bộ luật tố tụng hình sự; một cách rõ ràng mà được ngầm hiểu là hành vi người yêu cầu khởi tố vụ án hình sự làm đơn rút yêu cầu khởi tố. Theo đó, tại điều 155 Bộ Luật tố tụng hình sự; quy định về các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại như sau:
- Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139; 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự; khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi; người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
- Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì phải đình chỉ vụ án; trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố; trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
- Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố; thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Theo đó, ta có thể hiểu, chỉ khi người bị khởi tố, thuộc trường hợp bị khởi tố theo yêu cầu của bị đơn; thì bên phía người bị hại mới có thể tiến hành làm đơn bãi nại; không truy cứu trách nhiệm hình sự của người đã bị khởi tố, sau khi có đơn.
Bị hại có đơn xin bãi nại là được miễn trách nhiệm hình sự đúng không ?
Như đã trình bày, thì người bị khởi tố, chỉ có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi; thuộc trường hợp bị khởi tố theo yêu cầu của người bị hại; cụ thể bao gồm những tội như: cố ý gây thương tích; vô ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác, hiếp dâm; cưỡng dâm, vu khống… Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi có đơn xin bãi nại từ phía người bị hại cũng được miễn trách nhiệm hình sự.
Tại khoản 2 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ; trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ; do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Theo đó, trong trường hợp có căn cứ xác định, việc phía người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố; do bị cưỡng ép, thì phía cơ quan tiến hành tố tụng; vẫn tiếp tục tiến hành việc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những trường hợp, không phải khởi tố theo yêu cầu của bị đơn; tại khoản 1 điều 155 Bộ luật hình sự, thì việc người bị hại có đơn xin bãi nại; không phải là cơ sở để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong trường hợp này, có thể được tòa án xem xét; coi là một tình tình tiết giảm nhẹ, trách nhiệm hình sự của người bị khởi tố theo quy định.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Có được miễn trách nhiệm hình sự khi phía bị hại có đơn xin bãi nại ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Theo quy định tại khoản 3, Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Bị can có các nghĩa vụ sau:
– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng; hoặc không do trở ngại khách quan. Có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
– Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ. Do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Sau khi khởi tố vụ án, bước vào giai đoạn điều tra thì cơ quan có thẩm quyền mới điều tra căn cứ xác định các yếu tố cấu thành tội phạm để có căn cứ khởi tố bị can. Vì vậy, quyết định khởi tố vụ án hình sự thường có trước quyết định khởi tố bị can.