Hiện nay tôi đang làm việc tại một công ty thuộc tập đoàn đa quốc gia. Trong quá trình làm việc tại công ty tôi đã gặp và bắt đầu một mối quan hệ nghiêm túc với một người đồng nghiệp người Ý. Anh ta lớn hơn tôi 4 tuổi và có vẻ rất chững chạc, yêu thương và nhường nhịn tôi. Chúng tôi đã quen nhau được 3 năm và bất ngờ anh ấy đã cầu hôn tôi vào đêm qua. Tất nhiên, tôi đã đồng ý lời cầu hôn này và chúng tôi chính thức cùng nhau bước vào mối quan hệ hôn nhân. Vậy theo pháp luật quy định có được kết hôn với người nước ngoài không? Theo quy định thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết ” Có được kết hôn với người nước ngoài không? ” của Luật sư X để giải đáp thắc mắc nhé. Rất mong bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Căn cứ pháp luật
Có được kết hôn với người nước ngoài không?
Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài mà chỉ đưa ra cách giải thích về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài như sau
Yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình được xác định dựa trên các đầu hiệu như chủ thể tham gia quan hệ ít nhất một bên là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, thư hai sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân gia đình xảy ra ở nước ngoài, thứ ba là tài sản ở nước ngoài.
Với cách giải thích vẽ quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo Luật HN&GĐ 2014 có thể thay quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài gồm các quan hệ sau. Quan hệ kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài, quan hệ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài, quan hệ giám hộ có yếu tố nước ngoại và quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài có phạm vi rộng và nhiều nội dung. Hiện nay việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng phổ biến, việc xác lập hôn nhân có yếu nước ngoài thưởng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Đây là trường hợp xác định kết hôn có yếu tố nước ngoài thông qua quốc tịch của hai bên nam nữ khi tham gia vào quan hệ hôn nhân. Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý ràng buộc giữa công dân với quốc gia, sử dụng quốc tịch là một yếu tố xác định quan hệ hôn nhân nước ngoài sẽ là một căn cứ bền vững và để xác định Luật quốc tịch năm 2008 được sửa đổi năm 2014 quy định người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam” Ngoài ra, Theo Luật Nhập cảnh xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì ” Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh xuất cảnh quá cảnh, cư trú tại Việt Nam ” Theo các quy định trên thì người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể là công dân nước ngoài hoặc có thể là người không có quốc tịch. Trong quan hệ kết hôn này một bên công dân là người Việt Nam một bên là người nước ngoài khi tham gia quan hệ có yếu tố nước ngoài phải đáp ứng và tuân thủ theo quy định pháp luật nước minh về điều kiện kết hôn. Nếu việc kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Thứ hai, trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam tại nước ngoài. theo pháp luật nước ngoài. Theo đó hai bên tham gia quan hệ hôn nhân đều là người mang quốc tịch Việt Nam, tuy nhiên sự kiện pháp lý kết hôn làm phát sinh quan hệ giữa hai công dân Việt Nam lại xác lập ở nước ngoài.
Thứ ba, trường hợp hai bên kết hôn là hai người nước ngoài những thường trú tại Việt Nam và kết hôn với nhau tại Việt Nam Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam, có quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch đang sinh sống, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp này dựa trên yếu tố quốc tịch thì hai bên tham gia quan hệ hôn nhân là công dân nước ngoài nhưng sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ hôn nhân lại xảy ra tại Việt Nam và theo pháp luật Việt Nam đây được coi là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Hai bên tham gia quan hệ hôn nhân cần đáp ứng các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam, tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước Việt Nam bên cạnh các thủ tục theo quy định tại nước người đó mang quốc tịch.
Thứ tư, hai bên nam nữ đều là công dân Việt Nam, tuy nhiên tại thời điểm đăng ký kết hôn thì một trong hai người đang định cư ở nước ngoài.
Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi năm 2014 quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Như vậy có thể thấy đối với trường hợp này các nhà làm luật dựa vào nơi cư trú của các bên để xác định kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào?
Hồ sơ đăng ký kết hôn
Điều 30 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch 2014 như sau
– Tờ khai đăng ký kết hôn,
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng
Trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (giấy tờ đi lại ivate Window quốc tế hoặc thẻ cư trú).
Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn
– Nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.
Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành một bộ, nộp trực tiếp tại phòng Tư pháp cấp huyện nơi thường trú hoặc tạm trú của công dân Việt Nam Đối với các huyện, thành phố thực hiện cơ chế một cửa thì nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nộp hồ sơ tại UBND xã đối với các trường hợp kết hôn ở khu vực biên giới giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoại cùng ở khu vực biên giới
Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn
Người yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại). Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch 2014 và Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Trinh tự nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND các cấp
+ Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền
+ Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày. giờ trả kết quả, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thị hương dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định, trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận
+ Hồ sơ đăng ký kết hôn sau khi đã được hướng dẫn theo quy định ma không được bổ sung, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký. ghi rõ họ, chữ đệm, tên
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh (nếu thấy cần thiết).
+ Nếu thấy hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định, trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý giải quyết thì ky 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ
+ Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Số đăng ký kết hôn, cùng hai bên nam, nữ kỷ tên vào Sổ, hai bên nam, nữ cùng kỳ vào Giấy chứng nhận kết hôn
+ Trường hợp một hoặc hai bên nam nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không qua 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kỵ Giấy chứng nhận kết hôn
+ Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thi Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký
– Ngoài ra người tiếp nhận hồ sơ kết hôn cần lưu ý một số trường hợp sau:
+ Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ số gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính, nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và kỳ vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.
+ Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu ho so.
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoại cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chúng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật
+ Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp
Điều kiện để đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Theo Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”
Như vậy, khi người nước ngoài và người Việt Nam đăng ký kết hôn thì mỗi bên phải đáp ứng điều kiện kết hôn của mỗi nước. Đồng thời, nếu kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam thì người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện kết hôn nêu tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Có được kết hôn với người nước ngoài không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Luật sư tư vấn thừa kế. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Công chức có được kết hôn với người nước ngoài không?
- Quân nhân có được kết hôn với người nước ngoài không?
- Cách đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam ra sao?
Câu hỏi thường gặp
Bao gồm:
01 Tờ khai đăng ký kết hôn. (theo mẫu đính kèm).
Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt Nam và người nước ngoài.
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
Thông thường giấy này do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, và giấy này phải còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc chồng.
Nếu không cấp giấy xác nhận này thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật nước đó.
Nếu giấy chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.