Khi ly hôn thì vấn đề tài sản là một trong những vấn đề được quan tâm nhất. Có không ít thắc mắc về cách chia tài sản khi ly hôm? Hay có được giữ lại hết tài sản khi ly hôn vợ ngoại tình? Vì vây, để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Ly hôn là gì?
Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn như sau: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.
Như vậy, khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; thì mối quan hệ vợ chồng sẽ kết thúc.
Ly hôn gây hậu quả nghiêm trọng về quan hệ nhân thân – tài sản của vợ chồng; quan hệ tình cảm giữa cha mẹ với con cái, người thân trong gia đình; và có thể gây ra hậu quả tâm lý với vợ chồng với con cái. Tuy nhiên, ở mặt tích cực, ly hôn giúp chấm dứt tình trạng mâu thuẫn của vợ chồng; chấm dứt mối quan hệ ràng buộc của hai bên; các bên có thể tự do tìm hạnh phúc mới; tạo dựng một cuộc sống riêng độc lập và ổn định hơn.
Ly hôn có hai dạng là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Theo đó, thuận tình ly hôn là việc vợ chồng cùng có yêu cầu ly hôn, đã thỏa thuận được tất cả các vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân, chia tài sản, nuôi con và giải quyết nợ chung và chỉ yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Còn đơn phương ly hôn được hiểu là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên (vợ hoặc chồng) và bên kia không đồng ý ly hôn hoặc không ký vào đơn xin ly hôn; trong trường hợp này Tòa án bắt buộc phải thụ lý để xem xét, giải quyết cho ly hôn.
Có được giữ lại hết tài sản khi ly hôn vợ ngoại tình?
Khi quyết định ly hôn, hai bên vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau để giải quyết vấn đề tài sản. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án đứng ra giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo đó, về vấn đề chia tài sản sẽ được phân chia theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như vậy, trường hợp người chồng ly hôn vì vợ ngoại tình, Toà án hôn nhân và gia đình không có chức năng xử lý về tội ngoại tình của người vợ, tuy nhiên toà có thể lấy yếu tố lỗi ngoại tình để chia cho người chồng phần tài sản nhiều hơn theo yếu tố trình bày ở trên là “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
Cách xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng?
Điều 33, 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng như sau:
Tài sản chung của vợ chồng
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Tài sản riêng của vợ, chồng
Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luậtnày; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Có thể bạn quan tâm: Phân chia tài sản khi ly hôn theo quy định pháp luật 2021
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Có được giữ lại hết tài sản khi ly hôn vợ ngoại tình“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được.
Căn cứ Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
– Trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn: thỏa thuận Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi cư trú hoặc làm việc của vợ hoặc chồng để làm thủ tục.
– Trường hợp đơn phương ly hôn, bên yêu cầu ly hôn nộp đơn tại Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi bị đơn cứ trú hoặc làm việc