Hầu hết đường cao tốc ở Việt Nam đều có một làn đường riêng ở ngoài cùng bên phải được kẻ vạch; gọi là làn dừng khẩn cấp. Làn đường này có vai trò vô cùng quan trọng, dành cho các xe ô tô đang lưu thông nếu gặp sự cố bất ngờ có thể dừng đỗ để xử lý. Thế nhưng, dạo gần đây, tình trạng một số tài xế thiếu ý thức, thường xuyên chiếm dụng làn xe này để lưu thông, đang khiến dư luận bức xúc. Vậy Có được dừng đỗ ở làn xe cứu nạn không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Nghị định 123/2021 NĐ-CP sửa đổi bổ sung các nghị định về giao thông
Làn xe cứu nạn là gì?
Làn xe cứu nạn hay còn gọi là làn dừng khẩn cấp dành cho các xe ô tô đang lưu thông nếu gặp sự cố bất ngờ có thể dừng đỗ để xử lý. Đồng thời còn dành để xe cứu thương, cứu hỏa, cứu hộ tiếp cận hiện trường khi xảy ra sự cố
Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
Có được dừng đỗ ở làn xe cứu nạn không?
Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định; khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, các phương tiện không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường.
Làn dừng khẩn cấp chỉ dùng trong các tình huống khẩn cấp của bạn như xe hỏng (chết máy, nổ lốp, quá nhiệt…), tài xế gặp vấn đề về sức khỏe không thể tiếp tục lái xe.
Như vậy chỉ khi ô tô gặp sự cố hoặc do sự kiện bất khả kháng thì mới được phép dừng dỗ ở làn xe cứu nạn thôi
Theo quy định lại Điều 5 khoản 5 Nghị định 100/2019; được sửa đổi bổ sung bởi Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;
Như vậy hành vi điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp; hoặc phần lề đường của đường cao tốc bị phạt tiền ở mức 4-6 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng (khoản 11, Điều 5).
Khi nào được sử dụng làn rừng khẩn cấp?
Làn khẩn cấp không được phép sử dụng để vượt xe khác. Tuy nhiên, nhiều tài xế vô ý thức vẫn tranh thủ dùng làn đường này để vượt khi kẹt xe, gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh, đồng thời thể hiện sự xem thường pháp luật.
Không được dùng làn khẩn cấp để nghe điện thoại, nghỉ ngơi hoặc đi vệ sinh.
Những trường hợp được phép dùng làn khẩn cấp bao gồm: ô tô bị hư hỏng, thủng lốp xe, xe rơ moóc gặp trục trặc hay sức khỏe của tài xế có vấn đề. Tại một số khu vực ở Mỹ và Canada, xe buýt được phép chạy vào làn khẩn cấp để tránh tắc đường. Các nơi khác thì tùy vào địa hình và điều kiện giao thông mà xe đạp, người đi bộ được di chuyển vào làn đường đặc biệt này.
Thông thường, trên cao tốc không có biển báo riêng dành cho làn khẩn cấp, nếu có cũng chỉ là biển báo phân loại mặt đường như: làn khẩn cấp mềm (soft shoulder) và làn khẩn cấp cứng (hard shoulder). Trong đó, làn khẩn cấp mềm là phần lề đường bằng đất, sỏi…, còn làn khẩn cấp cứng được trải nhựa hoặc bê-tông giống mặt đường chính.
Đi sai làn đường bị xử lý như thế nào?
Đối với xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô:
- Người điều khiển ô tô có hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Điểm đ Khoản 5 Điều 5). Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5).
- Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng (Điểm a Khoản 7 Điều 5) và tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5).
Đối với mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện):
- Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với hành vi đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) (Điểm g Khoản 3 Điều 6).
- Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường mà gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm b Khoản 7, Điểm c Khoản 10 Điều 6).
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng:
- Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm c Khoản 3 Điều 7).
- Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm a Khoản 7, Điểm b Khoản 10 Điều 7).
Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện
Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng đối với hành vi đi không đúng phần đường quy định (Điểm a Khoản 1 Điều 8).
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Có được dừng đỗ ở làn xe cứu nạn không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân; giải thể công ty, Đăng ký hộ kinh doanh, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp gặp phải tình huống khẩn cấp và cần dừng lại trên cao tốc, bạn nên đánh lái về bên phải (hoặc bên trái đối với quốc gia đi bên trái), sau đó bật đèn cảnh báo nguy hiểm (nút màu đỏ ở giữa xe) để báo hiệu cho các phương tiện đi sau.
Khi xe đã dừng hẳn, bạn cũng nên đánh lái sang bên phải (hoặc trái đối với những nước đi bên trái) để đề phòng tình huống có ô tô khác đâm vào bạn. Lúc này, ít nhất xe bạn cũng lao về phía ngoài đường cao tốc thay vì làn đường chính.
Sau đó, bạn nhớ kéo phanh tay trước khi ra khỏi xe, rồi tìm số điện thoại khẩn cấp – thường được ghi trên các bảng báo hiệu – để liên hệ với dịch vụ cứu hộ. Nếu có thể thì hãy nhìn xung quanh xem có các chỉ dấu của đường cao tốc không. Những tấm bảng nhỏ có ghi số ở trên sẽ giúp dịch vụ cứu hộ xác định được vị trí của bạn và đến giúp bạn trong thời gian nhanh nhất.
Như vậy hành vi điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp; hoặc phần lề đường của đường cao tốc bị phạt tiền ở mức 4-6 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng (khoản 11, Điều 5).
Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.