Nếu như có nhiều người trẻ đang quan tâm tới đăng ký giấy pháp mạng xã hội; xác nhận tình trạng độc thân, hay trích lục giấy khai sinh. Thì bộ phận người lao động đang quan tâm đến có được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn để hưởng lương hưu cao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm xã hội là gì
Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo đảm thay thế; hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động; khi họ bị giảm; hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động; hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vậy có được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn để hưởng lương hưu cao?
Phân loại bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ :
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Bảo hiểm hưu trí bổ sung:
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
Các lợi ích của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội
Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi. Lợi ích cơ bản đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Hưởng thời gian và chế độ khi bản thân hoặc con ốm đau.
– Hưởng thời gian và chế độ khi thai sản, sinh con.
– Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi.
– Hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp.
– Hưởng chế độ lương hưu.
– Hưởng chế độ trợ cấp mai táng, hưởng tiền tuất.
Lợi ích cơ bản đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện
– Hưởng chế độ hưu trí, lương hưu.
– Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần nếu đủ điều kiện.
– Hưởng chế độ tử truất như trợ cấp mai tàng, tiền tuất.
Có được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn để hưởng lương hưu cao?
Chế độ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như thế nào?
Căn cứ vào điều 89 thì đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương; do người sử dụng lao động quyết định; thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương; và phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, công ty buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động; theo mức tiền lương nêu trên. Trường hợp tiền lương đóng bảo hiểm xã hội công ty kê khai thấp hơn thực tế; thì người lao động cần phải yêu cầu công ty thực hiện đúng; nhằm bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Có được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn để hưởng lương hưu cao?
Đối với trường hợp công ty đã đóng bảo hiểm xã hội với mức tiền lương thực tế của người lao động; mà người lao động muốn đóng thêm; để sau này được hưởng lương hưu cao hơn; người lao động cần thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tăng lương cho mình.
Lưu ý:
Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở; 20 lần mức lương cơ sở hiện nay là 29,8 triệu đồng; thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Còn căn cứ khoản 1 điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng; do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí; và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất; bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn; và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Hi vọng bài viết Có được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn để hưởng lương hưu cao? sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; trong đó có người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn. Do đó, bạn thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội. Nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm sẽ bị xử phạt theo quy định.
Do đó, trường hợp người lao động đã nhận bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ không được hưởng lương hưu khi già; trừ trường hợp, sau khi nhận bảo hiểm xã hội một lần người lao động tham gia bảo hiểm xã hội lại từ đầu và đến già đủ điều kiện để được hưởng lương hưu.
Theo quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động; chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu công ty cố tình không trả Sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; thì đây là hành vi vi phạm pháp luật; ảnh hướng đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động