Xin chào mọi người và Luật Sư. Sắp tới tôi có việc phải đi khỏi địa phương. Tôi có thắc mắc như sau. Tôi có được đổi đất nông nghiệp với người ở địa phương khác để thuận tiện khai thác hay không? Những loại đất khác có được chuyển đổi hay không? Dối đất nông nghiệp thì có cần điều kiện gì không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Có được đổi đất với người ở địa phương khác hay không?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Có được đổi đất với người ở địa phương khác hay không?
Điểm b khoản 1 Điều 179 và Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác.
Mục đích đổi đất nông nghiệp với hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Quyền được đổi đất nông nghiệp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau rất phù hợp với nhu cầu, mong muốn của người dân. Ngoài việc tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như đi lại, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch,… còn giúp xóa bỏ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún.
Tóm lại, việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp không phụ thuộc người đổi đất với mình ở đâu, chỉ cần các thửa đất nông nghiệp được chuyển đổi cho nhau có địa chỉ trong cùng xã, phường, thị trấn.
Lưu ý: Chuyển đổi quyền sử dụng đất (đổi đất) chỉ áp dụng đối với đất nông nghiệp; đối với các loại đất khác phải thực hiện bằng những thức như chuyển nhượng, tặng cho.
Điều kiện đổi đất nông nghiệp
Theo Khoản 1 Điều 168, Khoản 1 Điều 188 và Điều 190 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp muốn đổi đất nông nghiệp cho nhau phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), riêng trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê đất thì được đổi sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất (không cần đợi đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận).
2. Đất chuyển đổi không có tranh chấp.
3. Quyền sử dụng đất chuyển đổi không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
4.) Trong thời hạn sử dụng đất (còn thời hạn sử dụng đất).
5. Chỉ được chuyển đổi đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn.
Hợp đồng đổi đất bắt buộc công chứng, chứng thực không?
Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;”.
Căn cứ quy định trên, việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng thực hiện theo yêu cầu của các bên. Nói cách khác, hợp đồng đổi đất nông nghiệp không bắt buộc công chứng, chứng thực.
Hồ sơ, thủ tục đổi đất nông nghiệp
Hồ sơ đổi đất nông nghiệp
Lưu ý: Hồ sơ chuyển đổi đất nông nghiệp dưới đây không thuộc trường hợp “dồn điền, đổi thửa”.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thành phần hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.
Trong đơn phải thể hiện tổng diện tích nhận chuyển đổi tại điểm 4 Mục I của Mẫu số 09/ĐK (Lý do biến động) như sau: “Nhận chuyển đổi … m2 đất; tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng do nhận chuyển quyền và đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 là… m2 và từ ngày 01/7/2014 đến nay là… m2 (ghi cụ thể diện tích nhận chuyển quyền theo từng loại đất, từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)”;
– Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê.
Thủ tục đăng ký chuyển đổi quyền sử dụng đất
Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Không nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
– Đối với địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu chưa có thành lập Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả
Thời gian thực hiện: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày làm việc nếu là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp có phải nộp thuế không?
Theo quy định tại Điều 190 Luật Đất đai 2013, thì khi hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Có được đổi đất với người ở địa phương khác hay không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, bộ hồ sơ hủy hóa đơn giấy…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Người nước ngoài được mua mấy căn hộ chung cư tại Việt Nam?
- Có được cấp sổ đỏ đối với đất công ích của xã không?
- Phải làm những gì khi Sổ đỏ sai diện tích thực tế?
- Hợp đồng mua bán đất giữa hai cá nhân có cần công chứng?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định thì nếu gia đình bạn muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở) phải được phép của UBND cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
Người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất theo quy định Khoản 1, Điều 167 của Luật Đất đai. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức thì được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 179 của Luật này.
Điều 190 Luật Đất đai 2013 quy định nghĩa vụ tài chính khi hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn với nhau như sau:
– Không phải nộp thuế thu nhập cá nhân (vì các bên không phát sinh thu nhập từ việc chuyển đổi, bản chất ở đây là đổi “ngang” nhằm thuận lợi khi sản xuất nông nghiệp).
– Không phải nộp lệ phí trước bạ.