Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay những chiếc tai nghe không dây; dần trở lên phổ biến ở rất nhiều tầng lớp, đặc biệt là trong giới trẻ bởi; sự phù hợp về giá cả cũng như thuận tiện trong quá trình sử dụng. Xoay quanh vấn đề đeo tai nghe khi tham gia giao thông, hiện nay có không ít luồng quan điểm; gây tranh cãi về vấn đề có nên sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông. Vậy, hiện nay pháp luật quy định thế nào về vấn đề này. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Có nên đeo tai nghe khi tham gia giao thông không ?
Không thể phủ nhận, những lợi ích to lớn mà, những chiếc tai nghe mang lại cho chúng ta. Tuy nhiên, việc sử dụng tai nghe ở đâu, cho phù hợp cũng là điều rất quan trọng; mà mỗi người sử dụng cần quan tâm. Việc sử dụng tai nghe, trong quá trình tham gia giao thông; đôi khi có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt, đến người tham gia với các lý do như :
- Đeo tai nghe khi tham gia lái xe sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều khiển phương tiện giao thông. Bởi vì khi điều khiển xe cần có sự tập trung cao.
- Đeo tai nghe có thể khiến bạn bị phân tâm và dễ gây ra tai nạn không đáng có.
- Chắn bớt âm thanh làm người lái xe không chú ý được xung quanh.
- Không kịp nghe thấy tín hiệu xin đường, tiếng còi xe hay hiệu lệnh của cảnh sát giao thông; dẫn đến những tai nạn bất ngờ và đáng tiếc
Cụ thể hóa vấn đề này, hiện nay theo quy định tại điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008; quy định người điều khiển xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được đeo tai nghe khi tham gia giao thông.
Đeo tai nghe khi tham gia giao thông bị xử phạt thế nào ?
Theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định thì trường hợp sử dụng tai nghe khi đang di chuyển sẽ nhận mức phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe
Theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định thì ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe đeo tai nghe khi tham gia giao thông; còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Thẩm quyền xử phạt
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi; vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
- Cảnh sát giao thông (CSGT) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt
- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng; nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt
Mất biên bản xử phạt vi phạm có lấy được bằng lái xe không ?
Theo quy định tại Điều 58 Luật xử vi phạm hành chính năm 2012 thì:
- Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; Trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ;
- Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ; thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản.
- Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng; người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Theo đó, trong trường hợp khi lập biên bản xử phạt vi phạm đeo tai nghe khi tham gia giao thông thì biên bản này được lập thành hai bản và giao cho cá nhân vi phạm hành chính 01 bản còn 01 tờ biên bản trên sẽ được cơ quan có thẩm quyền lưu trữ. Do đó, nếu bị mất biên bản người vi phạm tới nộp phạt kèm theo giấy tờ trình bày về việc không có biên bản thì có thể tiến hành nộp phạt và lấy lại bằng lái xe.
Có thể bạn quan tâm
- Bị tước giấy phép lái xe máy có được phép lái xe ô tô không?
- Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông theo quy định hiện nay
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết”Có được đeo tai nghe khi tham gia giao thông không ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Căn cứ Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông, i không có quy định nào cho phép Cảnh sát giao thông được đánh người tham gia giao thông. Ngay cả khi người tham gia giao thông có vi phạm luật giao thông đường bộ.
Trường hợp người vi phạm mà chống đối thì Cảnh sat giao thông có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn; đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính, chứ không được phép đánh người vi phạm.
“Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.”
Biên bản vi phạm là văn bản ghi nhận sự việc vi phạm pháp luật. Biên bản được lập khi sự việc đang xảy ra. Việc xây dựng của bạn nếu có vi phạm thì cũng là hành vi vi phạm trước đó. Vì vậy, việc lập biên bản xác nhận một việc vi phạm cách đó nhiều năm là không đúng thủ tục luật định.