Tiệm hoàn kim 4.0 có hợp pháp không? và các điều kiện để được phép kinh doanh vàng là gì ? Mới đây thì trên chương trình shark tank có một dự án khởi nghiệp vô cùng độc đáo đang nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo mọi người, đó chính là Hana Gold, một dự án khởi nghiệp của 1 bạn nữ trẻ, khi chỉ cần từ 100k đã có thể tích lũy mua vàng và từ 500tr bạn đã có thể trở thành chủ của một tiệm vàng cho riêng mình rồi? Vậy có được bán vàng qua hình thức online không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Có được bán vàng qua hình thức online không?
Kinh doanh vàng bạc là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện tại mô hình kinh doanh của Hana Gold là bán đồ trang sức mỹ nghệ bằng vàng nên cần đáp ứng các điều kiện sau:
“1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua; bán vàng trang sức, mỹ nghệ.”
Như vậy thì khác với kinh doanh vàng miếng; kinh doanh mua bán các loại đồ trang sức mỹ nghệ thì không yêu cầu các điều kiện khắt khe như về số tiền điều lệ hay kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực
Ngoài ra, căn cứ theo Theo Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP; quy định về hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng như sau:
“1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép; và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.”
Qua đây thì có thể khẳng định rằng tiệm kim hoàn 4.0 nói riêng; hay việc bán vàng online chung thì không thuộc hành vi vi phạm quy định kinh doanh vàng và nếu Hana gold đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì xét về mặt pháp lý là hoàn toàn hợp pháp.
Trách nhiệm của Hana khi kinh doanh mua bán sản phẩm vàng mỹ nghệ?
“ Chữ tín quý hơn vàng ”Trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào thì người kinh doanh vẫn phải đặt chữ tín lên hàng đầu; đặc biệt là trong buôn bán các loại trang sức vàng bạc đắt giá như thế này. Chính vì vậy, theo quy định của pháp luật dù là kinh doanh vàng bạc online; hay theo cách truyền thống thì những người bán vàng nói chung hay Hana Gold nói riêng; vẫn phải thực hiện trách nhiệm của mình theo luật định
– Đầu tiên và quan trọng nhất thì, người bán phải niêm yết công khai các thông tin như khối lượng; hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
– Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán; lập và sử dụng hóa đơn chứng từ một cách rõ ràng
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
– Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
– Cuối cùng và không kém phần quan trọng; Tuân thủ các quy định của pháp luật như là không được làm các điều pháp luật cấm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức; mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 24/2012/NĐ-CP).
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
- Văn bản hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh; bản kê khai về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm
Doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất vàng trang sức; mỹ nghệ và doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để gia công vàng trang sức; mỹ nghệ cho nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Điều 8 và Điều 11 Thông tư 24/2012 đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức; mỹ nghệ và Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
Căn cứ các quy định về điều kiện, hồ sơ thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư này; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét; quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức; mỹ nghệ và Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp; hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức; mỹ nghệ và Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm (theo mẫu tại Phụ lục 16 và 17 Thông tư 24/2012).
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Có được bán vàng qua hình thức online không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có được bán vàng qua hình thức online không?”. Hy vọng thông tin trên hữu ích cho bạn đọc.
Nếu thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty; điều kiện cấp phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, thành lập công ty … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
+ Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
+ Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
+ Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
+ Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
+ Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
+ Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Nếu buôn lậu Vàng khi quy ra tiền có giá trị từ 100.000.000-3000.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về tội hành vi này hoặc một trong các tội quy định từ Điều 189 đến Điều 196 và Điều 200 của Bộ Luật Hình Sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này mà chưa được xóa án tích thì bị phạt tiền từ 50.000.000- 300.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến tối đa 3 năm.
Chỉ các tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh.