Theo quy định của pháp luật hiện nay, cổ đông có nhiều loại. Mỗi loại cổ đông có quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau. Vậy cổ đông là gì? Cổ đông được phân loại như thế nào và quyền hạn cụ thể của mỗi loại cổ đông được quy định như thế nào? hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Cổ đông là gì?
Luật Doanh nghiệp năm 2020 có định nghĩa về cổ đông như sau:
Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần
Như vậy ta có thể thấy cổ đông là người góp vốn vào công ty cổ phần; dưới hình thức mua lại số cổ phần đã phát hành; hoặc quy đổi cổ phần theo điều lệ của công ty hoặc luật doanh nghiệp. Số lượng cổ đông tối thiểu trong công ty cổ phần là 3 người, không có giới hạn về mức tối đa.Trong phạm vi số vốn mà các cổ đông đã góp vào công ty, cổ đông phải chịu trách nhiệm toàn bộ những vấn đề liên quan tới tương ứng với các khoản nợ; cũng như nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
Phân loại cổ đông
Từ khái niệm cổ đông là gì? Luật doanh nghiệp năm 2020 đã có cách phân loại cổ đông mới nhất; cụ thể như sau:
Cổ đông sáng lập: Là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên vào danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Về bản chất, cổ đông sáng lập là cổ đông phổ thông; song họ là người ký tên vào danh sách cổ đông sáng lập.
Cổ đông phổ thông: Là người sở hữu cổ phần phổ thông
Cổ đông ưu đãi: Là cổ phần mà người sở hữu chúng được hưởng một số ưu đãi; nhưng đồng thời cũng bị hạn chế một số quyền so với người sở hữu cổ phần phổ thông.
Quyền hạn của các loại cổ đông
Cổ đông phổ thông
Cổ đông phổ thông có các quyền cơ bản sau đây:
- Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
- Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
- Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
- Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ 1 số trường hợp theo quy định của pháp luật.
- Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;
- Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
Ngoài ra các cổ đông phổ thông, hoặc nhóm cổ đông phổ thông sở hữu trên 5%, 10%; hoặc 1 tỉ lệ khác theo quy định tại Điều lệ công ty còn có một số quyền lợi riêng khác,…
Cổ đông sáng lập
Ngoài những quyền hạn của cổ đông phổ thông; thì cổ đông sáng lập còn có những quyền hạn riêng. Nó là gì?
– Được người ký kết để thành lập công ty cổ phần.
– Cổ đông sáng lập là đối tượng duy nhất được năm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Cổ đông ưu đãi
Quyền hạn của cổ đông ưu đãi là gì?
- Cổ đông đang sở hữu cổ phần biểu quyết: Được biểu quyết những vẫn đề thuộc thẩm quyền của một cổ đông trong phiên họp đại hội đồng cổ đông; được công nhận số phiếu biểu quyết của cổ đông đang sở hữu nhiều hơn so với cổ đông đang sở hữu cổ phần phổ thông căn cứ theo Điều lệ công ty quy định.
- Cổ đông đang sở hữu ưu đãi cổ tức: được nhận lại cổ tức hàng năm gồm cổ tức cố định,cổ tức thưởng; phần tài sản còn lại sau khi bán tài sản, giải thể thì các cổ đông được nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các Cổ đông sở hữu ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, tham dự.
- Cổ đông sở hữu ưu đãi hoàn lại: Được hoàn lại số vốn góp vào công ty khi mua cổ phần ưu đãi theo nhu cầu của mình hoặc theo điều lệ công ty. Cổ đông ưu đãi hoàn lại sẽ không có quyền tham gia biểu quyết hoặc tham dự hoặc không được đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Nghĩa vụ của mỗi loại cổ đông là gì?
Cổ đông phổ thông
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì nghĩa vụ của cổ đông phổ thông quy định như sau:
- Cổ đông phổ thông có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày; kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
- Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
- Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
- Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác;…
Cổ đông sáng lập
Nghĩa vụ của cổ đông sáng lập:
- Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Trong hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Hết thời hạn 03 năm, cổ đông sáng lập được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất kỳ ai.
- Các nghĩa vụ của cổ đông phổ thông.
Cổ đông ưu đãi
Có nghĩa vụ quy định như sau:
- Cổ đông ưu đãi phải thanh toán đầy đủ và đúng hạn số cổ phần cam kết mua.
- Cổ đông ưu đãi cần tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ của công ty.
- Cổ đông ưu đãi phải chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
- Cổ đông ưu đãi cũng cần thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
Mời bạn đọc xem thêm
Quy định về thủ tục rút vốn của cổ đông ra khỏi công ty cổ phần
Điều kiện tiến hành họp đại hội đồng cổ đông
Quyền và nghĩa vụ của đại hội đồng cổ đông theo quy định pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết của Luật sư X về vấn đề “Cổ đông là gì? Phân loại và quyền hạn của các loại cổ đông“. Rất mong bài viết hữu ích cho bạn đọc.
Nếu bạn đọc có thắc mắc cần giải đáp, hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp; cũng như các vấn đề pháp lý khác liên quan, hãy gọi cho chúng tôi: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trong các trường hợp như sau:
-Chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập và không được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
-Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Nhưng ngoài cuộc họp thường niên còn có thể họp bất thường. Địa điểm được xác định là nơi mà chủ tọa tham dự họp và trên lãnh thỏ Việt Nam.
Như vậy trong công ty cổ phần, đại hội đồng họp thường niên mỗi năm một lần; phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng; kể từu ngày kết thúc năm tài chính.