Đất nông nghiệp được biết rằng là loại đất được xác định là tư liệu sản xuất; phục vụ trong công việc trồng trọt và chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái, nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt chăn nuôi và cung ứng các sản phẩm cho ngành dịch vụ và công nghiệp. Vậy có đất nông nghiệp nên làm gì? Có nên mua đất nông nghiệp không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Đất nông nghiệp được quy định như thế nào?
Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,.. Là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông – lâm nghiệp.
Các loại đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật
Căn cứ theo điều 10 của Luật đất đai năm 2013 đất nông nghiệp được phân chia thành các loại đất sau đây:
” 1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh..”
Có đất nông nghiệp nên làm gì?
Cách làm giàu từ chăn nuôi gia súc – thủy hải sản
Làm giàu tại nông thôn với chăn nuôi gà thả vườn
Chăn nuôi gà thả vườn là mô hình làm giàu ở nông thôn mang lại hiệu quả cho nhà nông, bởi chất lượng thịt gà luôn đáp ứng được nhu cầu cho thị trường, ngay cả với những khách hàng khó tính nhất. Tuy nhiên, để thành công với mô hình này thì bạn cần nhớ một vài lưu ý:
Chuồng nuôi phải được thiết kế sao cho mùa hè thoáng mát, mùa đông kín và ấm. Nên chuồng làm cao ráo, thoát nước tốt. Nền chuồng nên trải các lớp rơm, trấu… để giữ ấm cho gà. Chuồng gà nên xây ở những địa điểm cao ráo, có mật độ tối thiểu 1 con/mét vuông.
Theo kinh nghiệm của nhiều người thì nên đặt chuồng gà theo hướng Đông/Đông Nam là tốt nhất, giúp tránh mưa, tránh nắng cho gà. Ở nông thôn đất vườn thường khá rộng, và có trồng nhiều loại cây hoa màu khác nhau, nên để tránh các loại rau/hoa màu bị phá nên dùng lưới quây riêng một khoảng rộng để nuôi gà.
Mô hình làm giàu ở nông thôn từ chăn nuôi gà cũng chia ra nhiều loại khác nhau. Nếu nuôi gà thịt thì bạn nên chọn các giống đặc chủng như Tam Hoàng, Đông Cảo, Lương Phượng, gà Nòi… Nếu là nuôi gà lấy trứng thì có thể chọn gà Ri, gà Tàu Vàng, Tam Hoàng hay gà BT1.
Khi mua con giống thì nên chọn những con có kích thước đồng đều, nhanh nhẹn, chân to, mắt sáng. Tránh chọn mua những con giống có dấu hiệu vẹo mỏ, khoèo chân hay chân khô, vì giống này nuôi chậm lớn, đề kháng kém và hay chết yểu.
Khi gà còn nhỏ, không nên thả vườn ngay mà nuôi tập trung, cho ăn tấm nấu, cám ăn thẳng, và cho uống nước có pha vitamin C, hoặc Electrotyle giúp tăng cường kháng thể. Khi gà lớn (có trọng lượng trên 1kg) thì bắt đầu thả vườn cho gà tự kiếm ăn, nên bổ sung thêm cám, rau xanh và nước sạch vào các máng nhỏ.
Chăn nuôi lợn
Học cách làm giàu từ chăn nuôi lợn đang là xu hướng được nhiều người áp dụng, trong bài viết này mình sẽ không nêu cụ thể kỹ thuật chăn nuôi, nhưng để hiệu quả bạn cần đặc biệt quan tâm một số vấn đề:
Tìm đầu ra cho sản phẩm. Nếu nuôi heo nái bán con giống thì cần liên hệ được với các trang trại nuôi lợn thịt để xuất con giống, nếu nuôi lợn thịt thì phải tìm được các mối tiêu thụ như các lò mổ, các siêu thị lớn, số lượng ít thì làm mối với các thợ ba toa… Nói tóm lại, bạn phải tìm được đầu ra trước khi bắt đầu, vì khi lợn đã được xuất chuồng mà chưa có đầu ra sẽ rất tốn kém chi phí duy trì, trong khi sản lượng tăng thêm không đáng kể.
Chăn nuôi bò sinh sản
Làm giàu từ chăn nuôi bò sinh sản, quan trọng nhất là khâu chọn giống ban đầu. Theo kinh nghiệm chọn bò giống của nhiều người thì nên chọn những con có dáng nhanh, thuần tính, mõm rộng, răng đều, bụng to nhưng không sệ, chân thẳng và 4 núm vú phải đều. Thông thường, bò động dục lần đầu sau 20 tháng tuổi, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ khoảng 1 năm.
Ở nông thôn có đất đồi, bãi rộng thì nuôi theo kiểu chăn thả, nhưng nên trồng thêm cỏ, rơm rạ làm thức ăn bổ xung thêm. Chuồng trại cần đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, và đảm bảo vệ sinh. Nếu nuôi 10 con bò mẹ, tính ra chi phí mua sẽ mất khoảng 300 triệu. Để thu hồi nhanh, nên mua những con đã chửa sắp đến ngày sinh. Những con bê ra đời, nếu là cái tiếp tục nhân giống, còn bê đực có thể bán lấy tiền. Tính theo giá trung bình hiện tại, mỗi con bê bán ra có giá 15-20 triệu đồng.
Nuôi cá, tôm theo vùng miền
Một hình thức kinh doanh làm giàu từ nông nghiệp cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao đó là nuôi cá. Cá là nguồn thực phẩm được sử dụng rộng rãi vì vậy bạn không phải lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm này.
Ngành nuôi cá hiện nay thường phổ biến với các loài cá da trơn như cá tra, basa… hoặc những loài cá nước ngọt như cá trắm, cá chép, cá quả, rô phi, rô đồng… tất cả những gì bạn cần chuẩn bị và đầu tư là không gian mặt nước, chọn lọc con giống, thức ăn cho cá, và các kiến thức chăn thả phòng dịch bệnh.
Cách làm giàu ở nông thôn nhờ trồng trọt
Mô hình làm giàu từ nông nghiệp với trồng cây lấy gỗ
Nếu bạn ở nông thôn và chưa biết làm gì để thoát nghèo hay xa nữa là trở nên giàu có nhưng chưa biết trồng cây gì siêu lợi nhuận thì hãy nghĩ đến ý tưởng trồng cây lấy gỗ. Việc trồng cây lấy gỗ vừa nâng cao kinh tế bản thân, gia đình mà còn bảo vệ đất, chống sói mòn và biến đổi khi hậu khiến đây trở thành một hình thức kinh doanh bên vững.
Có hai hình thức kinh doanh từ trồng trọt cây lâm nghiệp dạng này đó là trồng cây gỗ nhỏ và trồng rừng gỗ lớn.
- Trồng cây gỗ nhỏ: có thể bán làm dăm gỗ, gỗ mỏ… thu nhập bình quân từ 12 – 15 triệu đồng/ha/năm.
- Trồng cây gỗ lớn: hầu hết các cây đã đạt đường kính trên 18cm, lúc đó sẽ được bán theo giá gỗ xẻ, gỗ chế biến với giá trị từ 1,8 – 2 triệu đồng/m3, lợi nhuận bình quân từ 22 – 25 triệu/ ha/năm.
Học cách làm giàu ở nông thôn nhờ trồng nấm tươi
Nấm ăn như kim châm, hải sản, nấm rơm, tai mèo, mộc nhĩ đen…được nhiều người tiêu dùng yêu thích vì dễ dàng chế biến thành các món ăn ngon mà có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, đứng trước các thông tin về việc trồng và bảo quản nấm không đúng tiêu chuẩn, khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng và lựa chọn việc tự trồng nấm phục vụ cho bữa ăn hằng ngày.
Có nên mua đất nông nghiệp để làm nhà ở không?
Việc mua đất nông nghiệp để làm nhà ở tức là hành vi mua đất nông nghiệp và xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp của bên mua. Hiện nay, pháp luật về đất đai không quy định về vấn đề có nên mua đất nông nghiệp để làm nhà ở hay không mà có quy định về một số nhân tố tác động đến hành vi mua đất nông nghiệp, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất ở.
Cụ thể, nếu muốn mua đất nông nghiệp để làm nhà ở thì bên mua phải lưu ý đến các vấn đề pháp lý sau đây:
Một là, có được phép hay không được phép chuyển mục đích sử dụng đất
Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định khi chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp thành đất ở thì bên mua/người sử dụng đất phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì bên mua/người sử dụng đất cũng không thể được phép chuyển mục đích thành đất ở để làm nhà.
Hai là, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Một trong những điều kiện để được chuyển mục đích sử dụng đất là thửa đất đề nghị chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Người sử dụng đất không thể làm nhà trên đất nông nghiệp xin chuyển mục đích nếu thửa đất nông nghiệp không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ba là, hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất ở để làm nhà
Người sử dụng đất/bên mua phải thực hiện chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ… tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất theo trình tự luật định. Sau khi đã hoàn thành các công việc theo trình tự pháp luật đất đai quy định thì bên mua mới có thể sử dụng đất nông nghiệp đã mua với mục đích làm nhà ở.
Bốn là, hoàn thành nghĩa vụ tài chính
Người sử dụng đất phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan Nhà nước khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở.
Theo quy định trên, khi đã đảm bảo toàn bộ các điều kiện để được chuyển mục đích sử dụng đất nêu trên thì người sử dụng đất có thể được xây nhà trên đất nông nghiệp đã mua ban đầu. Việc có nên mua hay không mua đất nông nghiệp để làm nhà ở còn phụ thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu của bên mua.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “Có đất nông nghiệp nên làm gì? Có nên mua đất nông nghiệp không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai hay tải xuống mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Có được thế chấp đất thuộc quy hoạch treo hay không?
- Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế không?
- Có được cấp sổ đỏ khi đang có bằng khoán điền thổ không?
Câu hỏi thường gặp:
Có thể hiểu, đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng để sản xuất, canh tác nông nghiệp, trong cả lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, làm muối và nuôi trồng thủy sản.
Sự khác biệt giữa đất ở và đất nông nghiệp có thể nói nôm na là đất ở là đất để ở, đất nông nghiệp là đất để làm nông.
Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Đất hết thời hạn sử dụng hoặc có tranh chấp;
Không đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;
Thửa đất thuộc các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch;
Các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Các thửa đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ.
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.
– Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).