Tử hình được coi là hình phạt đặc biệt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam. Là hình phạt nghiêm khắc nhất; tử hình chỉ được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Vậy, người bị kết án bằng hình phạt tử hình có được đặc xá; hoặc ân giảm không? Pháp luật nước ta có quy định gì về vấn đề này?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
Đặc xá là gì?
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá năm 2018:“Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước; do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn; tù chung thân nhân sự kiện trọng đại; ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.”
Ân giảm là gì?
- Ân giảm là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước; do Chủ tịch nước quyết định ân giảm đối với người phạm tội bị kết án tử hình xuống còn án chung thân.
Tử hình là gì?
- Tử hình là hình phạt cao nhất; dành cho các tội phạm thuộc các lĩnh vực liên quan đến vi phạm về an ninh quốc gia; xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy; tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.
- Như vậy, không phải tội nào cũng bị áp dụng hình phạt tử hình. Bản án cuối cùng là tử hình theo quy định tại bộ luật hình sự; chỉ áp dụng với những tội phạm được coi là đặc biệt nghiêm trọng; có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn thì mới phải chịu tử hình.
Điều kiện của người được đề nghị đặc xá
Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn; người bị kết án phạt tù chung thân
Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn; người bị kết án phạt tù chung thân; nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá; hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;
- Đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định
- Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí;
- Đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản; bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm tham nhũng; hoặc tội phạm khác do Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá;
- Đã thi hành xong hoặc thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản; bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác.
- Trường hợp phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản; bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với tài sản không thuộc sở hữu của Nhà nước; thì phải được người được thi hành án đồng ý hoãn thi hành án; hoặc không yêu cầu thi hành án đối với tài sản này;
- Khi được đặc xá không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự;
- Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này.
Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá; hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự trong thời gian chấp hành án phạt tù trước khi có quyết định tạm đình chỉ;
- Đã có thời gian chấp hành án phạt tù quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
- Các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này;
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Trường hợp khác
- Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù;
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người được tặng thưởng danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người được tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động”;….
- Người đang mắc bệnh hiểm nghèo; người đang ốm đau thường xuyên mà không tự phục vụ bản thân;
- Khi phạm tội là người dưới 18 tuổi; trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
- Người từ đủ 70 tuổi trở lên;
- Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình;
- Phụ nữ có thai; hoặc có con dưới 36 tháng tuổi đang ở với mẹ trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;
- Người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
Trường hợp được ân giảm
Điều 258 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:
- Sau khi bản án tử hình có hiệu lực; hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; và bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật; người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
- Trong trường hợp người bị kết án xin ân giảm hình phạt tử hình; thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.
- Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm; thì theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật Hình sự; hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Có đặc xá hoặc ân giảm đối với án tử hay không?
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng:
Người bị kết án tử hình có được đặc xá hay không?
- Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Đặc xá 2018 có quy định đặc xá chỉ áp dụng đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn; tù chung thân. Như vậy, người bị tuyên án tử hình thì sẽ không được đặc xá
Thứ hai, người bị kết án tử hình có được ân giảm hay không?
Căn cứ Điểm d, đ Khoản 1 Điều 367 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015; quy định về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện, theo đó:
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật; người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước;
- Bản án tử hình được thi hành nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; hoặc tái thẩm và người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
- Trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm; Hội đồng tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình; thì Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình.
- Theo như quy định này thì người bị kết án tử hình được quyền gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước theo thời hạn và quy định nêu trên.
- Và Khoản 4 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm; thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Có thể bạn quan tâm
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
- Quy định về Thời hiệu thi hành án tử hình năm 2022?
- Mẫu đơn xin ân giảm án tử hình mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Có đặc xá hoặc ân giảm đối với án tử hay không?”. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Thủ tục sang tên nhà đất, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Đặc xá năm 2018; Quyết định đặc xá là văn bản của Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Đặc xá năm 2018; Hội đồng tư vấn đặc xá là tổ chức liên ngành bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan do Chủ tịch nước quyết định thành lập để triển khai thực hiện Quyết định về đặc xá và tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch nước trong việc thực hiện hoạt động đặc xá