Xin chào Luật sư X. Do mâu thuẫn liên tục không thể hàn gắn trong cuộc sống nên tôi muốn cắt đứt quan hệ với em tôi? Tôi có thắc mắc rằng theo quy định pháp luật hiện hành thì có cắt quan hệ anh em ruột được không? Pháp luật quy định về mối quan hệ anh em ruột như thế nào? Trong trường hợp, cùng cha khác mẹ thì có phải là anh em ruột hay không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Pháp luật quy định về mối quan hệ anh em ruột như thế nào?
Người thân thích sẽ bao gồm: người có quan hệ thân thuộc và người có quan hệ thích thuộc.
Những người thân thuộc là những người có mối quan hệ huyết thống theo trực hệ hoặc bàng hệ. Theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những người cùng dòng máu trực hệ là những người có quan hệ huyết thống (người này sinh ra kế tiếp người kia, ví dụ: bố của B sinh ra B, cho nên bố của B và B có mối quan hệ huyết thống). Bàng hệ là mối quan hệ họ hàng theo dòng bên, không phải là người này sinh ra kế tiếp người kia. Còn những người thích thuộc là những người có quan hệ được hình thành từ mối quan hệ hôn nhân và mối quan hệ nuôi dưỡng.
Trong Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014, những người thân thích bao gồm: vợ, chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, cô, chú, cậu, dì, anh, chị, em của đương sự. Hay căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.
Trong văn bản quy phạm pháp luật sẽ có những định nghĩa khác nhau về “người thân thích” nhưng nói trung mối quan hệ giữa anh em ruột trong gia đình vẫn là mối quan hệ được gắn bó mật thiết với nhau.
Tại Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình thì cá nhân có các quyền nhân thân khác trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và anh chị em ruột là những thành viên gia đình. Mà các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo ra thu nhập, đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của bản thân.
Anh chị em có quyền và nghĩa vụ thương yêu nhau, chăm sóc, giúp đỡ; ngoài ra, trường hợp không còn bố mẹ hoặc bố mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho:
+ Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc
+ Em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Hay em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Có cắt quan hệ anh em ruột được không?
Căn cứ the khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu trực hệ và người có họ trong gia đình.
Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra, bao gồm:
+ Đời thứ nhất là cha mẹ
+ Đời thứ hai là anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha
+ Đời thứ ba là anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì
Trong trường hợp người giám hộ cho người chưa thành niên là anh chị em ruột:
Giám hộ là cá nhân hay pháp nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã cử hoặc được Tòa án chỉ định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Nếu người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình nên khi họ ở trong tình trạng cần được giám hộ thì họ có thể lựa chọn người giám hộ và được cá nhân, pháp nhân đó đồng ý.
Trường hợp người được giám hộ trong tình trạng: (1) Người được giám hộ là người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc (2) Người được giám hộ là người chưa thành niên có cha, có mẹ những cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con hay đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; thì người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự sau: Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ (trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ),…
Như vậy, theo quy định hiện hành người giám hộ đương nhiên cho người chưa thành niên khi cha mẹ không còn, không xác định được cha mẹ hay khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vị; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con hay không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con thì anh chị ruột sẽ được xác định đầu tiên.
Đối với trường hợp thừa kế, căn cứ vào Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được chia thành:
+ Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết
+ Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
+ Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Việc phân chia từng hàng thừa kế được xác định dựa trên mối quan hệ gần gũi, gắn bó trong gia đình. Pháp luật ưu tiên cho những người có mối quan hệ gũi nhất với người để di sản để hưởng di sản khi dựa trên mối quan hệ huyết thống và trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc giữa người mất với người được hưởng di sản.
Hiện nay, có thể thấy rằng chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề cắt quan hệ anh chị em ruột. Theo đó, khi anh chị em có bất hòa, mâu thuẫn gì thì cũng nên ngồi lại nói chuyện với nhau để hai bên có thể thấu hiểu nhau hơn và làm lành mối quan hệ. Sau này, khi gặp khó khăn thì anh chị em trong gia đình vẫn là người thân thích giúp đỡ, đùm bọc mình.
Cùng cha khác mẹ có là anh em ruột không?
Căn cứ vào Điểm e mục 4 Nghị quyết sô 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định:
“Anh ruột, chị ruột, em ruột là anh, chị, em cùng mẹ hoặc cùng cha, nghĩa là một người mẹ sinh ra bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của nhau không phụ thuộc vào việc các người con đó cùng cha hay khác cha.
Cũng tương tự như vậy, một người cha sinh ra bao nhiêu con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của nhau, không phụ thuộc vào vào việc các người con đó cùng mẹ hay khác mẹ. Con riêng của vợ và con riêng của chồng thì không phải là anh, chị, em ruột của nhau”
Do vậy, khi người anh cùng mẹ khác cha của bạn chết không để lại di chúc thì di sản được chia theo pháp luật.
Theo quy định của pháp luật những người thuộc hàng thừa kế thứ hai, bao gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Nên bạn chỉ được nhận di sản với điều kiện người thừa kế ở hàng thứ nhất, gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết, không còn do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thừa kế theo pháp luật với thừa kế theo di chúc khác nhau như thế nào?
- Nhận thừa kế có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không ?
- Phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc
Thông tin liên hệ:
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Có cắt quan hệ anh em ruột được không?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan đến dịch vụ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, của chúng tôi hay tìm hiểu về Trích lục quyết định ly hôn… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 112 Luật Hôn nhân và Gia đình, anh, chị, em chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng nếu thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
– Không còn cha mẹ.
– Cha mẹ không có khả năng lao động, không có tài sản để cấp dưỡng cho con.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“Điều 105. Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em
Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.”
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014 quy định như sau:
“Điều 103. Quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình
1. Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.
2. Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
3. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.