Trong đợt cao điểm làm thẻ CCCD gắn chip tại Hà Nội, dường như ở mỗi quận, huyện; và các điểm lưu động ở các phường đều làm việc đến khuya. Ngoài những người trẻ tuổi còn có không ít cụ già cũng chịu khó chờ đợi; chấp hành nghiêm đến khi được gọi tên. Tuy nhiên, việc đổi CCCD gắn chip cho người cao tuổi gặp rất nhiều khó khăn. Vậy có cần phải làm CCCD gắn chip cho người cao tuổi hay không? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật hành chính của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật Căn cước công dân năm 2014.
Nội dung tư vấn
Các trường hợp bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip
Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, công dân phải đi làm CCCD gắn chip trước 01/7/2021; nếu thẻ CMND, CCCD mã vạch thuộc các trường hợp sau:
– Công dân dùng thẻ CCCD mã vạch mà đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi; hoặc CMND hết hạn sử dụng;
– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
– Xác định lại giới tính, quê quán;
– Có sai sót về thông tin trên thẻ;
– Bị mất thẻ CCCD, CMND;
– Người đang dùng CMND mà thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bộ Công an cũng cho biết sẽ ưu tiên cấp CCCD gắn chip cho các trường hợp là công dân từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp CMND/CCCD; người đã được cấp CMND 9 số; người đã được cấp CCCD 12 số, CCCD có mã vạch nhưng bị hỏng, mất, hết hạn sử dụng; hoặc có thay đổi thông tin…
Các trường hợp công dân đã được cấp CMND 12 số, CCCD gắn mã vạch; mà còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; nếu người dân chưa có nhu cầu đổi sang CCCD gắn chip; thì vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn.
Có cần làm CCCD gắn chip cho người cao tuổi không?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 21 Luật CCCD nêu rõ: Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Như vậy, lần cấp đổi CCCD cuối cùng sẽ được tiến hành khi công dân đủ 60 tuổi. Sau lần cấp đổi này, công dân sẽ được sử dụng CCCD đến khi công dân đó mất đi; và không phải cấp lại CCCD trừ trường hợp CCCD bị mất, hư hỏng.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 21 Luật CCCD nêu rõ: Công dân đổi, cấp lại trong thời hạn hai năm trước tuổi quy định đổi thẻ (25, 40 và 60 tuổi); thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ngoài ra, Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định: Thẻ CCCD có mã vạch được cấp trước ngày Thông tư 06 có hiệu lực (ngày 23-1-2021); vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip.
Trường hợp đã được cấp CCCD mã vạch còn thời hạn; thì không bắt buộc cấp đổi sang CCCD gắn chip cho người cao tuổi nữa.
Tuy nhiên, việc cấp đổi từ CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip sẽ giúp các thông tin cá nhân của công dân được cập nhật đầy đủ; và tăng độ lưu trữ thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; giúp công dân dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính; giao dịch về sau. Do đó, công dân cao tuổi cũng nên tiến hành chuyển sang thẻ CCCD gắn chip điện tử.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Luật Căn cước công dân 2014 thì Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi; thì được cấp thẻ Căn cước công dân. Hiện nay, cả nước đã thực hiện việc cấp thẻ CCCD gắn chip; nên công dân từ đủ 14 tuổi sẽ được cấp thẻ CCCD gắn chip.
Mặt trước của thẻ CCCD gắn chip sẽ in trực tiếp thời hạn sử dụng; theo nguyên tắc tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014:
– Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
– Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên; thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, bạn làm CCCD vào năm 24 tuổi ( trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định là 25 tuổi); nên thẻ CCCD của bạn có giá trị đến năm bạn 40 tuổi. Cho nên bạn không thuộc trường hợp bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip vào năm 25 tuổi; mà thực hiện đổi vào năm 40 tuổi.
Theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân, thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Dựa theo độ tuổi thì lần cấp đổi CCCD cuối cùng sẽ được tiến hành khi công dân đủ 60 tuổi. Sau lần cấp đổi này, công dân sẽ được sử dụng CCCD đến khi mất; và không phải cấp lại CCCD; trừ trường hợp CCCD bị mất, hư hỏng.
Như vậy, nếu bạn đã làm CCCD gắn chip vào năm 60 tuổi; thì có thể sử dụng đến khi mất; và nếu làm CCCD gắn chíp ở thời điểm nhỏ hơn 60 tuổi; thì bạn phải thực hiện đổi vào năm 25 và 40 tuổi.