Hiện nay, thế chấp quyền sử dụng đất ngày càng phổ biến; thường xuất hiện trong các giao dịch dân sự nhằm đảm bảo thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ. Vậy khi thế chấp quyền sử dụng đất, có bắt buộc phải đăng ký với cơ quan nhà nước không? Đây là nội dung đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Có bắt buộc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất không?
Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký; hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Các trường hợp đăng ký
1, Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Như vậy, theo quy định trên, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất; đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất nếu tài sản đó đã được chứng nhận là bắt buộc. Thời điểm có hiệu lực của đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.
Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ quy định tại Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; quy định người yêu cầu đăng ký chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất gồm các giấy tờ sau:
+ Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
+ Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng; chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
+ Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Ngoài ra, trong trường hợp ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện đăng ký; cần có văn bản ủy quyền trong (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất; tại văn phòng đăng ký đất đai. Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu; có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
- Phương thức nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất được nộp theo một trong các phương thức sau đây:
+ Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
+ Nộp trực tiếp;
+ Qua đường bưu điện;
+ Qua thư điện tử; (trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm).
Bước 3: Nhận kết quả
Nếu văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ trước 15 giờ; phải trả kết quả ngay trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ; thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ; không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã; hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa; thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã; hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
Trường hợp cơ quan nhà nước có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định; thì người tiếp nhận hồ sơ phải lập văn bản từ chối; trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc từ chối được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ; thì việc từ chối được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm;
Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, tài sản là động sản khác.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu; cơ quan đăng ký cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm cho cá nhân, pháp nhân có yêu cầu.
Trường hợp cá nhân, hộ gia đình là đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất; thì người yêu cầu đăng ký nộp một trong các loại giấy tờ sau đây để làm căn cứ chứng minh:
+ Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
+ Văn bản xác nhận (có chữ ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).