Chào Luật sư, tôi và vợ tôi gần đây hay cãi nhau. Nguyên nhân là vì chúng tôi đã cưới nhau 8 năm nhưng vẫn chưa có con. Gia đình tôi thì mong cháu nên thường xuyên nói ra nói vào làm cho vợ tôi căng thẳng. Vợ tôi không chịu được nên thường xuyên đưa ra quyết định ly hôn. Ban đầu tôi không đồng ý nhưng mẹ tôi dọa sẽ tự tử nên tôi cũng sợ. Khi đến sống vói tôi thì vợ tôi có mang theo con riêng. Năm nay cháu được 8 tuổi. Tôi muốn hỏi nếu ly hôn thì Có bắt buộc cấp dưỡng cho con riêng của vợ sau ly hôn không? Tôi có thể tự nguyện cấp dưỡng cho con riêng của vợ được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luât sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nghĩa vụ cấp dưỡng là gì?
Cấp dưỡng là việc một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Tại khoản 1 Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.”
Việc chăm sóc giáo dục con sau khi ly hôn được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng mà không còn chung sống với mình nữa.
Sau khi ly hôn, cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ với con của mình như sau:
– Vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định;
– Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con để quyết định người trực tiếp nuôi con;
– Giao cho mẹ trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi trừ khi người mẹ không đủ điều kiện nuôi con hoặc có thỏa thuận khác;
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, được thăm nom con mà không ai được cản trở và không gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con…
Có bắt buộc cấp dưỡng cho con riêng của vợ sau ly hôn không?
Tại Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha dượng, mẹ kế khi sống chung với con riêng của bên kia thì phải có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục:
– Yêu thương, chăm lo việc học tập, giáo dục con;
– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con;
– Giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập…
“Điều 79. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng
1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.”
Theo quy định nêu trên, cha dượng, mẹ kế chỉ có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia khi con riêng cùng sống chung với mình.
Mà khi đã ly hôn, thì con riêng chắc chắn không còn sống chung với cha dượng hoặc mẹ kế nữa. Do đó, quyền và nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của bên kia không còn tồn tại.
Không chỉ vậy, pháp luật chỉ đặt ra quy định về cấp dưỡng sau khi ly hôn giữa cha mẹ và con mà không quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế với con riêng của bên kia.
Ngoài ra, khi vợ của anh ly hôn với chồng cũ thì cháu bé ở với ông bà ngoại, nghĩa là vợ anh là người trực tiếp nuôi con và cháu bé đã được cấp dưỡng bởi chồng cũ của vợ anh.
Hiện tại, anh đang sống cùng với con riêng của vợ anh thì khi hai anh chị ly hôn, quan hệ sống chung này sẽ chấm dứt. Lúc này, anh không còn nghĩa vụ phải chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cũng như cấp dưỡng cho con riêng của vợ nữa.
Mức cấp dưỡng khi ly hôn hiện nay là bao nhiêu?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có thể hiểu cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
Căn cứ theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định mức cấp dưỡng nuôi con như sau:
– Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Có bắt buộc cấp dưỡng cho con riêng của vợ sau ly hôn không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang cần sử dụng các giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp tại Việt Nam và muốn tìm hiểu về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội hoặc để được giải đáp những vấn đề pháp lý liên quan khác liên quan đến nước ngoài, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Quy định về bồi thường đất lộ giới năm 2022 như thế nào?
- Bồi thường thiệt hại đối với đất thuộc hành lang an toàn năm 2022 như thế nào?
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất
- Ủy quyền là gì? Các hình thức ủy quyền theo quy định?
Câu hỏi thường gặp
Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng
Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.
Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là người đã thành niên có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.