Chào Luật sư, không biết hiện nay luật quy định thế nào về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Đối tượng sở hữu công nghiệp hiện nay là gì? Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì? Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi của mình. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì? Để có được câu trả lời thật khách quan và toàn diện, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?
Theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005:
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi của mình.
Có nghĩa là: khi tổ chức, cá nhân đã đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp của mình và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận, chủ sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đó có quyền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi trong quyền của mình thông qua chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Việc chuyển quyền này bắt bắt buộc phải được thành lập bằng văn bản giữa hai bên.
Nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm những gì?
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền
- Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng
- Dạng hợp đồng
- Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổi
- Thời hạn hợp đồng
- Giá chuyển giao quyền sử dụng
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được nhận quyền.
Để việc chuyển quyền sở hữu công nghiệp từ chủ sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác có hiệu lực và được cơ quan nhà nước chấp thuận, cần phải nộp hồ sơ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Thành phần hồ sơ chuyển quyền đối với quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
– 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
– 02 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao hợp lệ); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
– Bản gốc văn bằng bảo hộ;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
– Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
– Chứng từ nộp lệ phí
Hạn chế trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Có một số hạn chế trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như:
Chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong phạm vi được bảo hộ.
Quyền sử dụng chỉ dẫn điạ lý không được chuyển nhượng.
Quyền sở hữu tên thương mại chỉ được chuyển nhượng kèm theo toàn bộ cơ sở kinh doanh; và hoạt động kinh doanh với tên thương mại đó.
Quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nếu không gây sự nhầm lẫn về đặc tính; nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển giao cho tổ chức cá nhân; đáp ứng điều kiện đối vói người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó
Các chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp
Cũng tương tự như quyền tác giả, các chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp cũng gồm tác giả và chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.
Tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp
Đây là những cá nhân đã tạo ra các sản phảm trí tuệ được thể hiện dưới dạng các sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí mạch tích hợp. Bên cạnh đó, nếu các đối tượng sở hữu công nghiệp được tạo ra bởi một nhóm người thì những người này được xác định là đồng tác giả.
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Đối với nhóm đối tượng sở hữu công nghiệp có tính sáng tạo thì chủ sở hữu là những người đứng tên là chủ sở hữu của các giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu. Đối với nhóm đối tượng sở hữu công nghiệp có tình thương mại thì chủ sở hữu được xác định là những người đang thực tế sử dụng, khai thác các đối tượng đó.
Trình tự giải quyết khiếu nại sở hữu công nghiệp thế nào?
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn khiếu nại có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại
Kiểm tra đơn theo các yêu cầu về hình thức (lý do khiếu nại, quyết định bị khiếu nại, thời hạn khiếu nại, người khiếu nại, người có quyền lợi liên quan), và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc thụ lý/không thụ lý đơn khiếu nại (có nêu rõ lý do).
Bước 3: Giải quyết khiếu nại
– Thông báo bằng văn bản nội dung khiếu nại cho người có quyền, lợi ích liên quan và ấn định thời hạn trả lời.
– Thông báo cho người khiếu nại và bên liên quan về những lập luận và chứng cứ của bên kia được sử dụng để giải quyết khiếu nại cũng như kết luận giải quyết khiếu nại.
– Ra quyết định giải quyết khiếu nại: căn cứ vào lập luận, chứng cứ của người khiếu nại và bên liên quan, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định giải quyết khiếu nại.
– Công bố quyết định: quyết định giải quyết khiếu nại được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
Thời hạn giải quyết
– 10 ngày để ra thông báo thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
– 30 ngày kể từ ngày ra thông báo để người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp có ý kiến.
– 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này là 45 ngày (đối với khiếu nại lần thứ nhất);
– 45 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này là 60 ngày (đối với khiếu nại lần thứ hai).
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân mới năm 2022
- Mức hỗ trợ của sinh viên được tính như thế nào?
- Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ bảo hộ logo công ty, Trình tự thủ tục hợp nhất doanh nghiệp,…dịch vụ giải thể công ty doanh nghiệp trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn xử lý hồ sơ chuyển quyền sở hữu công nghiệp là: 02 tháng
Loại 1: Hợp đồng độc quyền
Loại 2: Hợp đồng không độc quyền
Loại 3: Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp
Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
Dạng hợp đồng;
Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
Thời hạn hợp đồng;
Giá chuyển giao quyền sử dụng;
Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.