Hiện nay, các tranh chấp đất đai diễn ra khá phổ biến. Có thể kể đến như tranh chấp quyền sở hữu đất, tranh chấp quyền sử dụng định đoạt đất, hủy bỏ các hợp đồng mua bán đất đã được công chứng. Vậy nếu đã Chuyển quyền sử dụng đất rồi có đòi lại được không theo quy định năm 2022? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Chuyển quyền sử dụng đất là gì?
Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển quyền sử dụng đất như sau:
“Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”.
Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua các hình thức khác nhau, cụ thể:
- Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn với nhau nhằm tạo thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (người dân hay gọi là mua bán đất đai). Đây là hình thức phổ biến nhất để chuyển quyền sử dụng đất.
- Thừa kế quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất của người chết sang người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Tặng cho quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác khi các bên còn sống.
Chuyển quyền sử dụng đất rồi có đòi lại được không?
Căn cứ vào Điều 167 luật đất đai 2013 quy định như sau: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.
Việc mua bán/chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định và chỉ thực hiện được khi đã đáp ứng các điều kiện chuyển nhượng tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, gồm:
– Đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận mang tên người chuyển nhượng (bên bán cho bạn);
– Tại thời điểm thực hiện giao dịch, thửa đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, không có tranh chấp và phải còn thời hạn sử dụng.
Vì vậy, việc chuyển quyền sử dụng đất phải có hợp đồng và phải đăng ký chuyển quyền sử dụng đất. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực khi bất động sản đó được đăng ký.. Nếu đã hoàn tất chuyển quyền sử dụng và sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì tài sản này đã hoàn toàn thuộc về bên mua, vì vậy đòi lại đất đã chuyển quyền sử dụng đất là không thể.
Nhưng nếu hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất vô hiệu thì có thể xem xét đòi lại nhưng phải có chứng cứ chứng minh hợp đồng trên là vô hiệu. Hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
- Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình
Điều 168 Luật Đất đai 2013 quy định thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình như sau:
– Được thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
– Người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất.
– Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bộ hồ gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký biến động
- Hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng tặng cho; hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)
- Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của hai bên
- Giấy tờ khác (phụ thuộc vào yêu cầu của cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ).
Bước 2: Công chứng hợp đồng
Hai bên liên hệ văn phòng công chứng để xác lập hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (tặng cho, mua bán, thừa kế…) và tiến hành công chứng chứng hợp đồng. (giấy tờ kèm theo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hộ khẩu của hai bên, đối với trường hợp người mua đã kết hôn thì có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, còn chưa thì phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân).
Bước 3: Nộp hồ sơ
Mang nộp hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất tại Phòng đăng ký đất đai Quận, huyện, Thị xã nơi có bất động sản.
Thời hạn giải quyết hồ sơ từ 15 đến 30 ngày làm việc
Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ về thuế
Kê khai nghĩa vụ tài chính tại chi cục thuế. Sau khi có thông báo của Cơ quan tiếp nhận hồ sơ về nghĩa vụ đóng thuế của người sử dụng đất
Nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại Bước 1 cho cơ quan thuế
Thời hạn giải quyết 7-10 ngày làm việc
Bước 5: Nhận kết quả
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế, người sử dụng quyền sử dụng đất liên hệ với phòng đăng ký đất đai nộp biên lai đóng thuế và nhận kết quả sổ sau khi đã được chuyển quyền.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Chuyển quyền sử dụng đất rồi có đòi lại được không năm 2022?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ở hoặc công trình xây dựng, mẫu đặt cọc mua bán nhà đất, các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng thuê nhà; hoặc tải xuống mẫu hợp đồng cho thuê nhà đất …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tặng cho đất có được xem là chuyển quyền sử dụng đất không?
- Thủ tục chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất năm 2022
- Quy định về tặng cho quyền sử dụng đất mới năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Mặc dù giao dịch về quyền sử dụng đất có thể phát sinh quyền, nghĩa vụ ngay khi có hợp đồng được công chứng, chứng thực theo quy định nhưng giao dịch đó chỉ hoàn tất khi được đăng ký theo quy định của pháp luật đất đai.
Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể như sau:
“3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”.
Như vậy, một số hình thức chuyển quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực khi được đăng ký vào sổ địa chính theo đúng quy định. Nghĩa là việc chuyển quyền sử dụng đất chỉ hoàn tất và có hiệu lực khi được đăng ký vào sổ địa chính.
– Lệ phí trước bạ : Lệ phí trước bạ được sẽ do người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp khi đăng ký quyền sử dụng đất.
– Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo khoản 11 Điều 2 Thông tư 85/2019/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 106/2021/TT-BTC), lệ phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Do đó, mức thu này sẽ phụ thuộc vào từng địa phương nơi có bất động sản được chuyển nhượng mà lệ phí thẩm định sẽ khác nhau.
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 106/2021/TT-BTC), lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh.
Do đó, mức thu này sẽ phụ thuộc vào từng địa phương nơi có bất động sản được chuyển nhượng mà lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ khác nhau, thường không quá 500 ngàn đồng/lần cấp mới.
– Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất : Theo Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí công chứng đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phụ thuộc vào giá trị tài sản chuyển nhượng