Chào Luật sư hiện nay quy định về chuyển nhượng nhà ở xã hội sau 5 năm như thế nào? Trước đây tôi có mua nhà ở xã hội nhưng sử dụng cũng được hơn 5 năm. Nay gia đình tôi muốn chuyển sang nhà mới rộng hơn. Tuy nhiên tôi còn vấn đề trăn trở chính là nhà ở xã hội chuyển nhượng thế nào. Hơn nữa nhà ở xã hội này đứng tên vợ tôi nhưng vợ tôi lại không đồng ý bán, muốn giữ lại để sau này có cần thì còn có nơi ở. Hiện nay tôi muốn hỏi Chuyển nhượng nhà ở xã hội sau 5 năm được không? Chuyển nhượng nhà ở xã hội sau 5 năm có cần phải lập hợp đồng chuyển nhượng hay không? Chuyển nhượng nhà ở xã hội sau 5 năm cần công chứng hay không? Mong được luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về Chuyển nhượng nhà ở xã hội sau 5 năm chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Nhà ở xã hội là gì?
Hiện nay nhà ở xã hội được nhiều người quan tâm và mong muốn được sở hữu nó. Tuy nhiên nhà ở xã hội là dự án mà nhà nước tiến hành để giúp đỡ, hỗ trợ người lao động có thu nhập không cao vẫn có thể mua được nhà. Vậy nhà ở xã hội là gì? Diện tích nhà ở xã hội tối thiểu hiện nay có được quy định không? Nhà ở xã hội được xây dựng ở những vị trí nào và giá cả dao động mức nào? Hiện nay nhà ở xã hội gồm có những vấn đề sau đây:
Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc sở hữu và quản lý của cơ quan nhà nước (có thể là trung ương hoặc địa phương) hoặc được các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng để cung cấp nhà ở giá rẻ dành cho một số đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội như công chức nhà nước hoặc người có thu nhập thấp mà chưa có nhà ở thuê hoặc mua. Loại hình nhà này được cung cấp ra thị trường với mục đích đưa cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp hơn (thấp hơn nhà ở thương mại) cho những đối tượng nằm trong chính sách, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
Thông thường, nhà ở xã hội ở Việt Nam thường có 2 loại: loại do nhà nước đầu tư và xây dựng và loại do các doanh nghiệp tư nhân xây dựng.
Cụ thể:
- Loại do nhà nước đầu tư, xây dựng với mục đích là nhà ở xã hội
- Loại do doanh nghiệp tư nhân xây dựng rồi bán lại cho quỹ nhà ở xã hội, theo các hình thức đặc thù như giảm thuế VAT, giảm thuế đất,…
- Nhà ở thương mại nhưng phải bán lại 5% cho vào quỹ nhà ở xã hội địa phương theo pháp luật hiện hành.
Đặc điểm và đối tượng được mua nhà ở xã hội là những ai?
Như đã phân tích thì hiện nay không phải đối tượng nào cũng có thể mua nhà ở xã hội. Nếu là người có thu nhập thấp quá cũng không thể mua, hay người có thu nhập cao thì cũng không thuộc đối tượng được mua. Vậy đặc điểm của nhà ở xã hội hiện nay là gì? Làm sao để có thể xác minh được và chứng minh được chủ thể đó có thể mua nhà ở xã hội. Những vấn đề về đặc điểm và đối tượng được mua nhà ở xã hội hiện nay gồm có những nội dung như sau:
- Nhà ở xã hội tại đô thị phải là chung cư hoặc tính vào loại đặc biệt phải là nhà ở 5 -6 tầng.
- Diện tích mỗi căn không quá 70 m²/sàn, được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà nước nhưng không được dưới 30 m²/sàn.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định từng loại đô thị.
Đối tượng mua nhà ở xã hội
Các đối tượng mua nhà xã hội bao gồm:
- Cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Các đối tượng trả lại nhà công vụ mà gặp khó khăn về nhà ở.
Nhà ở xã hội sử dụng được trong bao nhiêu năm?
Hiện nay những dự án nhà ở hay các khu chung cư đều có quy định về việc sử dụng. Trong đó vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm chính là thời hạn sử dụng nhà ở. Vậy đối với nhà ở xã hội thì hiện nay có thể sử dụng được trong bao nhiêu năm. Quy định về việc sử dụng nhà ở xã hội hiện nay có những vấn đề gì cần được lưu ý? Thời hạn sử dụng nhà ở xã hội có được thể hiện trên sổ hồng không? Điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội có khó không?Thời gian sử dụng của nhà ở xã hội là:
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:
“Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”
Trong các đối tượng nêu trên, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua nhà ở nhưng thời hạn sở hữu tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với nguồi Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ chuyển sang hình thức sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài như của công dân Việt Nam hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở:
“Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
- c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;”
Như vậy, nếu quý khách là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì quý khách mua căn hộ chung cư sẽ được sở hữu ổn định, lâu dài. Còn nếu quý khách không thuộc một trong các trường hợp nêu trên, quý khách là người nước ngoài thì quý khách chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn luật định là 50 năm và có thể gia hạn nhưng sẽ không được sở hữu lâu dài, vĩnh viễn.
Chuyển nhượng nhà ở xã hội sau 5 năm được không?
Hiện nay có một số đối tượng sau khi mua nhà ở xã hội thì họ làm ăn và bắt đầu khá giả hơn. Do đó họ có thể xây hay mua nhà mới. Vậy hiện nay theo quy định thì chuyển nhượng nhà ở xã hội sau bao lâu? Có được chuyển nhượng nhà ở xã hội sau 5 năm được không? Nếu như muốn chuyển nhượng nhà ở xã hội thì cần xin cơ quan nào? Chuyển nhượng nhà ở xã hội sau 5 năm hiện nay được quy định như thế nào? Tư vấn của chúng tôi cho vấn đề này như sau:
Về nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội được quy định tại Điều 62 Luật Nhà ở 2014, cụ thể như sau:
– Việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội phải đúng quy định của Luật này; trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật này chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội; đối với học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thì không phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.
– Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.
– Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.
– Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
– Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo quy định của Chính phủ và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế.
– Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định của Luật này thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó.
Việc xử lý tiền thuê, tiền mua nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự; việc xử lý tiền thuê mua nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 135 Luật này.
Như vậy, theo quy định trên thì:
– Trong thời hạn 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua thì chủ nhà ở xã hội không được thực hiên chuyển nhượng nhà ở xã hội dưới mọi hình thức.
– Bên cạnh đó, trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
– Sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chuyển nhượng nhà ở xã hội sau 5 năm được không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như làm sổ đỏ mới Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Khám bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Bảo hiểm y tế trái tuyến được hưởng bao nhiêu?
- Mẫu đơn xin miễn kiểm dịch thực vật mới năm 2024
Câu hỏi thường gặp
– Giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư; không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại Điều 58 Luật Nhà ở vào giá bán nhà ở xã hội.
– Giá thuê mua nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 15% tổng chi phí đầu tư; không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại Điều 58 Luật Nhà ở vào giá thuê mua nhà ở xã hội.
Bên thuê mua phải nộp lần đầu 20% giá trị nhà ở và nộp phần còn lại theo định kỳ do bên cho thuê mua và bên thuê mua thỏa thuận, tính từ thời điểm bàn giao nhà ở đó; thời hạn thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày bên cho thuê mua bàn giao nhà ở cho bên thuê mua.
Căn cứ khoản 2 Điều 62 Luật Nhà ở 2014 quy định về thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội như sau:
“Điều 62. Nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội
…
2. Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.”
Theo quy định trên, ta thấy hợp đồng thuê nhà ở xã hội phải có thời hạn ít nhất là 05 năm và không quy định thời hạn tối đa của hợp đồng.
3 đối tượng thuộc diện trên khi muốn thuê và thuê mua nhà ở xã hội phải có một số điều kiện sau:
Chưa có sở hữu nhà ở và chưa thuê hoặc chưa thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
Đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân đầu người trong gia đình dưới 8m² sàn/người hoặc nhà ở tạm, hư hỏng, dột nát.
Có mức thu nhập bình quân hằng tháng của hộ gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng (đối với căn hộ có diện tích tối đa 70 m² sàn) và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hằng tháng (đối với diện tích căn hộ có diện tích tối thiểu là 30 m²) tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.