Chào Luật sư hiện nay theo quy định thì chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài như thế nào? Hiện nay em mới nộp CV vào một công ty chuyên thực hiện những dự án đầu tư. Tôi được giao nội dung tìm hiểu về chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay việc thực hiện Chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài ra sao? Tôi chưa tìm hiểu về thông tin, cũng chưa có nội dung gì về lĩnh vực này để hiểu được. Vậy có những lĩnh vực nào được thực hiện chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo quy định hiện hành thì có những chủ thể nào được thực hiện việc chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài ra sao? Chuyển nhượng dự án này được thực hiện trong bao lâu? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài hiện nay được quy định như sau:
Chuyển nhượng dự án đầu tư là gì?
Hiện nay trong đời sống hằng ngày hoặc khi xem báo đài, tin tức chúng ta có thể bắt gặp cụm từ chuyển nhượng dự án đầu tư. Vậy như thế nào là một dự án đầu tư và chuyển nhượng dự án đầu tư là gì? Liệu những đối tượng nào được tiến hành chuyển nhượng dự án đầu tư? Có những vấn đề nào cần tuân thủ khi chuyển nhượng dự án đầu tư? Quy định về khái niệm chuyển nhượng dự án đầu tư được quy định như sau:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Chuyển nhượng dự án đầu tư là việc các nhà đầu tư của một dự án chuyển một phần hoặc toàn bộ dự án của mình cho một nhà đầu tư khác được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư.
Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư mang bản chất và các đặc điểm cơ bản của một hợp đồng mua bán tài sản, trong đó, tài sản của loại hợp đồng này là dự án đầu tư hoặc một phần của nó.
Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư ra sao?
Để có thể thực hiện việc chuyển nhượng dự án đầu tư thì cần tuân thủ và đáp ứng được những điều kiện nhất định. Khi chuyển nhượng thì những chủ thể này có thể lựa chọn chuyển nhượng một phần hay toàn bộ dự án. Vậy khi đó thì điều kiện chuyển nhượng có khác biệt trong trường hợp đó hay không? Có những điều kiện nào bắt buộc phải có khi tiến hành chuyển nhượng? Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020 quy định:
– Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư 2020;
+ Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư 2020;
+ Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
+ Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;
+ Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);
+ Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.
Chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài ra sao?
Hiện nay việc chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài diễn ra cũng thường xuyên. So với việc chuyển nhượng cho nhà đầu tư trong nước thì chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang lại giá trị đầu tư cao hơn, đồng thời có thể phát triển hết những tiềm năng của dự án đó một cách tốt nhất. Bên cạnh đó quy định liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cũng được nhiều người quan tâm. Những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm khi chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài hiện nay như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Nghị định 31/2021/NĐ-CP:
* Hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
+ Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;
+ Hợp đồng hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư;
+ Bản sao tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có);
+ Bản sao Hợp đồng BCC (đối với dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BCC);
+ Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc báo cáo kiểm toán vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
(khoản 5 Điều 48 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)
* Trình tự, thủ tục:
(1) Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư mà nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư trước khi dự án khai thác vận hành hoặc có sự thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư;
(2) Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mà việc chuyển nhượng dự án làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020.
Thủ tục điều chỉnh dự án (1) và (2) thực hiện như sau:
– Bước 1: Nộp 08 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc nộp 04 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư tương ứng với thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án;
– Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Đầu tư để quyết định điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45 và 46 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
(3) Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mà việc chuyển nhượng dự án không làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư chuyển nhượng dự án thực hiện thủ tục điều chỉnh Quyết định chấp thuận nhà đầu tư theo quy định sau:
– Bước 1: Nộp 04 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư, trong đó văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư được thay thế bằng văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư;
– Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp có liên quan về việc đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư 2020;
– Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó, gửi Cơ quan đăng ký đầu tư;
– Bước 4: Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm nội dung theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư;
– Bước 6: Quyết định chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư ghi nhận nhà đầu tư chuyển nhượng và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, phần dự án chuyển nhượng (nếu có) và được gửi cho Cơ quan đăng ký đầu tư, nhà đầu tư chuyển nhượng và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng.
Đối với việc chuyển nhượng vốn dự án đầu tư như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc chuyển nhượng vốn dự án đầu tư thì còn có trường hợp chuyển nhượng vốn dự án đầu tư. Theo quy định thì những dự án đầu tư thì có được chuyển nhượng vốn không? Nếu như chuyển nhượng vốn dự án đầu tư thì có cần làm thủ tục chuyển nhượng vốn dự án đầu tư hay không? Chuyển nhượng vốn dự án đầu tư áp dụng cho các trường hợp cụ thể nào trong thực tiễn đời sống. Tư vấn của chúng tôi liên quan đến chuyển nhượng vốn dự án đầu tư hiện nay là:
Những dự án đầu tư xây dựng thực hiện những những phần đất như đất quy hoạch, xin tách thửa đất, đất thổ cứ, khi thực hiện dự án đều cần vốn. Việc chuyển nhượng vốn thì cần làm theo những thủ tục mà pháp luật quy định.
Bước 1: Xin công văn chấp thuận mua lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp trong trong tổ chức kinh tế thực hiện dự án. (Đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thuộc vào điều kiện được quy định tại Điều 26 Luật đầu tư 2020)
Hồ sơ cần chuẩn bị:
– Giấy đề nghị xin công văn chấp thuận mua lại phần vốn góp;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhà đầu tư;
– Điều lệ công ty nhà đầu tư;
– Xác nhận số dư tài khoản hoặc báo cáo tài chính đã kiểm toán năm gần nhất.
Bước 2: Sau khi có kết quả chấp thuận việc mua lại 100% phần vốn vốn góp trong tổ chức kinh tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Nhà đầu tư thực hiện mở tài khoản đầu tư tại một ngân hàng được phép và chuyển phần vốn góp tương ứng vào tài khoản trên.
Bước 3: Nhà đầu tư thực hiện thanh toán theo hợp đồng chuyển nhượng và bên chuyển nhượng tiến hành kê khai thuế chuyển nhượng phần vốn góp.
Bước 4: Thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh
Bước 5: Thực hiện điều chỉnh cập nhật Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận nhà đầu tư mới sau khi nhận chuyển nhượng.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài ra sao?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý xin tách thửa đất…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Hợp đồng thời vụ tối đa bao nhiêu tháng?
- Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thương mại năm 2023 mới nhất
- Hồ sơ sang tên sổ đỏ thừa kế có những giấy tờ gì?
Câu hỏi thường gặp
Nhà đầu tư nên thẩm tra thông tin sơ bộ Dự án đầu tư về điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng phát triển của công ty để đưa ra quyết định phù hợp. Sau khi có quyết định chính thức nhận chuyển nhượng dự án, nhà đầu tư cần phải tiến hành thẩm định chuyên sâu về tình hình của Dự án đầu tư mà nhà đầu tư muốn đầu tư vào, nhờ sự hỗ trợ của luật sư, kế toán và chuyên gia thẩm định doanh nghiệp để lường trước được các rủi ro như: rủi ro về pháp lý, rủi ro về tài chính và các mức độ rủi ro khác tiềm ẩn, qua đó xác định được giá trị giao dịch. Việc tìm hiểu rõ tình hình của công ty sẽ giúp nhà đầu tư xác định được giá trị thật của phần vốn góp, cơ hội sinh lợi và xác định chiến lược kinh doanh.
Pháp luật hiện hành quy định khá chặt chẽ điều kiện để Nhà đầu tư được phép chuyển giao dự án bất động sản đã được cấp phép thực hiện. Cụ thể, tại Mục 6 Chương II Luật Kinh doanh bất động sản quy định chi tiết về nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản, Điều kiện chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản, Thẩm quyền cho phép chuyển nhượng dự án bất động sản, …
Đây là một quyền luật định “Chủ đầu tư dự án bất động sản được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án cho chủ đầu tư khác để tiếp tục đầu tư kinh doanh” – Khoản 1 Điều 48 Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Việc chuyển nhượng dự án phải bảo đảm các yêu cầu sau:
– Không làm thay đổi mục tiêu của dự án;
– Không làm thay đổi nội dung của dự án;
– Bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.
Dự án bất động sản được chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt;
– Dự án, phần dự án chuyển nhượng đã hoàn thành xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Dự án bất động sản được chuyển nhượng phải có các điều kiện
– Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;
– Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.