Đặc trưng của nhãn hiệu tập thể là nhiều chủ thể đều có quyền sử dụng nó và chủ nhãn hiệu tập thể có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng. Vậy pháp luật sở hữu trí tuệ quy định thế nào về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể? Hậu quả pháp lý khi chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019
Nhãn hiệu tập thể là gì?
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá; dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá; dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Có thể hiểu nhãn hiệu tập thể (NHTT) là nhãn hiệu thuộc sở hữu của một tập thể các nhà sản xuất. Tập thể đó thường là một hiệp hội, hợp tác xã, tổng công ty,… Họ sẽ xây dựng quy chế chung về việc sử dụng và các thành viên có quyền sử dụng nhãn hiệu nếu hàng hóa; dịch vụ của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó.
Nhãn hiệu tập thể khác gì so với nhãn hiệu thông thường
Vì NHTT được sở hữu bởi một tổ chức nhưng bản thân tổ chức lại không trực tiếp sử dụng nó mà từng thành viên của tổ chức sử dụng và khai thác các quyền đối với nhãn hiệu đó; đồng thời phải tuân thủ theo các quy định chung đã thiết lập. Do đó loại nhãn hiệu này chịu sự ràng buộc giữa các thành viên khác trong tổ chức. Việc dịch chuyển quyền phải được tất cả các thành viên đồng ý.
Mặt khác, khi đăng ký nhãn hiệu tập thể ngoài những tài liệu giống như đăng ký nhãn hiệu thông thường; người nộp đơn phải nộp kèm theo quy chế sử dụng.
Quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa; dịch vụ;tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Văn bằng bảo hộ và hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ là mười năm kể từ ngày nộp đơn; có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu đó.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể
Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể
Theo quy định Luật sở hữu trí tuệ: Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức; cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
Tự ý chuyển giap quyền
Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức; cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu đó. Trường hợp người có quyền sử dụng “Nhãn hiệu tập thể” tự ý chuyển quyền sử dụng cho người khác khi không được chủ sở hữu cho phép là hành vi trái pháp luật và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể cũng như từng thành viên trong tổ chức này. Ngay cả quyền lợi của bên nhận chuyển giao cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để giải quyết vấn đề này, trước hết các bên sẽ căn cứ vào Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể đã được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. Quy chế giống như luật riêng mà khi đề ra các bên phải tuân thủ. Quy chế càng rõ ràng chi tiết; càng dự đoán bao quát được nhiều tình huống có thể xảy ra trong thực tế lại càng có hiệu quả áp dụng cao; giải quyết tranh chấp được nhanh chóng hiệu quả.
Hậu quả pháp lý
Trường hợp xấu nhất xảy ra là nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ:
Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể …”
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Chúng ta có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội; hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh; Đà Nẵng.
Nhãn hiệu tập thể không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Nhãn hiệu tập thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ: người nộp đơn nộp phí; lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra cấp văn bằng bảo hộ; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu; và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp; có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể
Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa; dịch vụ; tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức cá nhân tiến hành sản xuất; kinh doanh tại địa phương đó.