Xin chào Luật sư, tôi tên là Lý Trần H. Hiện tại tôi đang có một khu vườn ở khá xa nơi tôi ở, vì do tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay nên tôi không thể đến để chăm sóc được. Tôi muốn chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng này cho người khác để chăm sóc, vậy giờ tôi phải cần những gì?
Cảm ơn bạn đã liên hệ với chúng tôi, Luật sư X xin tư vấn thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Nội dung tư vấn
Chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng là gì?
Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình.
Chủ thể chuyển giao quyền sử dụng quyền đối với giống cây trồng là chủ bằng bảo hộ giống cây trồng (bên chuyển giao); các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và điều kiện sử dụng (bên nhận chuyển giao). Nếu quyền sử dụng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.
Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
Về hình thức
Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức văn bản
Về nội dung
Trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng; các bên thỏa thuận về những điều khoản cơ bản của hợp đồng như đối tượng; phạm vi; thời hạn; giá cả,…
Ngoài ra, pháp luật còn quy định trong hợp đồng hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng; đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó.
Về nguyên tắc
Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được tiến hành theo phương thức tự nguyện của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao.
Điều kiện chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
Quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:
a) Quyền sử dụng được chuyển giao không phải là quyền độc quyền;
b) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước;
c) Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác;
d) Người được chuyển giao quyền sử dụng phải đền bù thỏa đáng cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng tùy thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định.
Một số trường hợp đặc biệt
Quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác mà không cần được sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền (sau đây gọi là người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng):
a) Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng; phi thương mại; phục vụ nhu cầu quốc phòng; an ninh; an ninh lương thực; dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
b) Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng;
c) Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật
- Luật số 42/2019/QH14: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ
Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có vấn đề pháp lý cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Bên chuyển giao quyền sử dụng có quyền cho phép hoặc không cho phép bên nhận chuyển giao quyền sử dụng chuyển giao lại quyền sử dụng cho bên thứ ba.
Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định.
Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng có các quyền sau đây:
a) Chuyển giao quyền sử dụng cho bên thứ ba, nếu được bên giao quyền sử dụng cho phép;
b) Yêu cầu bên giao quyền sử dụng thực hiện các biện pháp cần thiết phù hợp để chống lại các hành vi xâm phạm của bên thứ ba gây thiệt hại cho mình;
c) Tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm của bên thứ ba, nếu trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên chuyển giao quyền sử dụng không thực hiện yêu cầu quy định tại điểm b khoản này.