Trong bài viết trước chúng ta đã cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề: Doanh nghiệp tư nhân là gì? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân; vậy thì có thể chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp tư nhân được không?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ; tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi nghĩa vụ phát sinh của công ty; Chủ doanh nghiệp là người bỏ vốn ra thành lập; Chủ doanh nghiệp khác biệt so với cổ đông trong công ty cổ phần hoặc thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Có thể kể đến ngay khi nói về nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân đó là không có tư cách pháp nhân; Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn; và cũng không có quyền được phát hành chứng khoán; ngoài ra Chủ doanh nghiệp cũng chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân
chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp; có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác; hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp; ngoài ra doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc do chế độ trách nhiệm vô hạn và dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.
có nên chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân không?
Câu trả lời cho những ai đang muốn thực hiện chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp tư nhân là có vì những lợi ích mà doanh nghiệp tư nhân mang lại cho chủ sở hữu khá nhiều; nếu ta bỏ qua các mặt hạn chế của loại hình doanh nghiệp này.
Chủ doanh nghiệp tư nhân toàn quyền chủ động quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp; Chủ doanh nghiệp không phải lấy ý kiến, chờ đợi quyết định của bất kỳ chủ thể nào liên quan đến việc quản lý, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay chiến lược kinh tế của mình.
Doanh nghiệp tư nhân được sự tin tưởng cao trong hợp tác kinh doanh với các đối tác kinh tế; do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn. Được hưởng toàn bộ lợi nhuận, lợi ích từ hoạt động kinh doanh mà không phải phân chia; do chỉ một người đứng đầu là chủ doanh nghiệp nên hoạt động kinh doanh được đảm bảo bí mật. Ít phải chịu sự ràng buộc của pháp luật do không có tư cách pháp nhân; việc tăng giảm vốn đầu tư được quyết định bởi chính chủ doanh nghiệp; khi muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi; dễ dàng trong việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh hoặc làm thủ tục giải thể nếu hoạt động kinh doanh không đạt như ý muốn ban đầu.
Hồ sơ chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.
– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ 4 yếu tố sau:
Được thành lập hợp pháp;
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Bởi doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa là giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp không có sự phân định rõ ràng cho nên nếu doanh nghiệp tư nhân phát hành chứng khoán thì không phân định được tỉ lệ gánh chịu rủi ro giữa chủ doanh nghiệp và những nhà đầu tư chứng khoán.