Công ty cổ phần là gì? Chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần có tốt không? Hồ sơ đăng ký như thế nào? Hãy cùng Luật sư X đi trả lời những câu hỏi trên
Căn cứ pháp lý
Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp
Công ty cổ phần là gì?
Trước khi tìm hiểu về việc chuyển đổi kinh doanh từ hộ kinh doanh sang công ty cổ phần; hãy tìm hiểu công ty cổ phần là gì?
Theo điều 111 (Luật doanh nghiệp 2020). Công ty cổ phần
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần; trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Đặc điểm của công ty cổ phần
- Phải có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập và công ty cổ phần không hạn chế số lượng cổ đông tối đa;
- Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần; việc mua cổ phần là cách chính để góp vốn vào công ty cổ phần;
- Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần; chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác; trong phạm vi số vốn mà cổ đông đã góp.
- Công ty cổ phần được phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu… để huy động vốn; khách với loại hình CTY TNHH.
Những hạn chế của công ty cổ phần
– Số lượng cổ đông có thể rất lớn; việc quản lý, điều hành công ty tương đối phức tạp; đặc biệt những trường hợp có những nhóm cổ đông đối lập nhau về lợi ích.
– Khả năng bảo mật kinh doanh, tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.
Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh sang công ty cổ phần
Luật pháp Việt Nam đã đề cập rõ về những yêu cầu trong hồ sơ của loại hình chuyển đổi hộ kinh doanh này; cụ thể tại Điều 23 (01/2021/NĐ-Cp). Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên; cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên; cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài; thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài; hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
1 Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
2 Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này;
3 Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này.
Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký mua.