Dạ thưa Luật sư, hiện tôi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất cụ thể là chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất rừng sản xuất liệu có được không? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi ạ!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng đến dịch vụ tư vấn pháp lý của Luật sư X và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ quy định pháp luật về chuyển mục đích sử dụng đất cũng như làm sáng tỏ về việc Chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất . Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Đất rừng phòng hộ là gì?
Đất rừng phòng hộ là loại đất rừng được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đáp ứng các dịch vụ môi trường.
Đất rừng phòng hộ được phân chia thành các nhóm sau:
– Đất rừng phòng hộ đầu nguồn;
– Đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
– Đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
– Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Đất rừng sản xuất là gì?
Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Các quy định liên quan đã được nêu rõ trong Điểm c, Khoản 1, Điều 10 của Luật đất đai năm 2013. Đây là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên phải tuân theo các quy định sử dụng của loại đất này.
Đất rừng sản xuất được phân loại thành 2 đối tượng, đó là:
- Rừng tự nhiên: Bao gồm từng tự nhiên và được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.
- Rừng trồng: Bao gồm rừng trồng bằng vốn của chủ rừng tự đầu tư hoặc bằng vốn của ngân sách Nhà nước.
Chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất
Đối với mỗi loại đất khác nhau thì việc các nhân, hộ gia đình, tổ chức muốn thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì cũng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định Điều 18 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định. Chính vì thế mà việc chuyển loại rừng này sang loại rừng khác phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;
– Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;
– Có phương án chuyển loại rừng.
Để tránh tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng bừa bãi kho có quy hoạch và quản lý làm ảnh hưởng đến tự nhiên, đến đòi sống của người dân thì pháp luật đã quy định về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng cần phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Mà theo như quy định tại Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì thẩm quyền quyết định chuyển loại rừng được quy định cụ thể như sau:
– Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển loại rừng không thuộc trường hợp quy định tại điểm nêu trên, sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương chuyển loại rừng.
Bên cạnh điều kiện chuyển mục đích được quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017 (tương tự với các quy định chuyển mục đích đất rừng sản xuất), việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang mục đích khác thuộc trường hợp phải xin phép cơ quan có thẩm quyền tại Điều 57 Luật Đất đai 2013. Như vậy, đất rừng phòng hộ có thể được chuyển đổi sang sử dụng cho mục đích khác thuộc nhóm đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, Điều 58 Luật Đất đai có quy định chi tiết đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất để làm dự án đầu tư như sau:
Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:
Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Do đó, cần dựa vào diện tích chuyển đổi để xác định thẩm quyền trong trường hợp này. Chuyển đổi đất rừng phòng hộ hiện có nhiều trường hợp và quy định trong thực tế. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu cần áp dụng đúng để tránh các sai phạm trong quá trình sử dụng, quản lý đất đai.
Như vậy dựa theo quy định trên thì việc chuyển đổi mục đích của rừng phòng hộ sang đất sản xuất thì được pháp luật cho phép nhưng khi thực hiện việc chuyển đổi thì cần phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Để đảm bảo tránh tình trạng chuyển đổi mục đích tràn lan mất kiểm soát. Đối với những người cố tình có hành vi vi phạm trong quá trình chuyển đổi thì sẽ bị thu hồi lại đất theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty,mẫu hợp đồng cho thuê nhà đất, hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Giải quyết tranh chấp đất đai khi Nhà nước thu hồi đất thế nào?
- Luật đất đai về nhà thờ quy định như thế nào?
- Luật thừa kế đất đai của ông bà quy định thế nào?
Các câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 quy định Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có trường hợp: Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai quy định về nhóm đất nông nghiệp gồm:
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 quy định Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Căn cứ vào các quy định trên thì đất rừng có thể chuyển đổi sang đất ở nếu được sự cho phép cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013 Những trường hợp sau đây khi người dân muốn chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
– Trường hợp chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
– Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
– Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
– Trường hợp chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
Như vây, có thể thấy việc chuyển đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp cụ thể là mục đích sử dụng đất làm trang trại người dân cần phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân quận/ huyện.
Để được sự chấp thuận từ phía cơ quan Nhà nước người dân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Người dân có thể chuẩn bị những giấy tờ trên, sau đó nộp hồ sơ lên Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân quận/ huyện. Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, xác minh thực địa, trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xin quyết định chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất trang trại.