Hiện nay, gia đình tôi có mảnh đất dùng để trồng cây và thả cá. Tuy nhiên, do sắp tới đứa con trai của tôi lấy vợ, tôi muốn lấy mảnh đất dùng để trồng cây và thả cá đó tặng cho con trai và con dâu cất nhà làm của hồi môn. Nhưng thời điểm hiện tại tôi đang băn khoăn không biết làm thế nào để chuyển qua làm đất nhà ở, có phải làm thủ tục thông báo gì với cơ quan Nhà nước hay không? Vậy chuyển đổi đất nuôi trồng thuỷ sản sang đất ở là gì? Thủ tục Chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở ra sao?
Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013:
– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Như vậy, từ những căn cứ pháp lý trên, có thể thấy việc người dân có đất nông nghiệp với mục đích là đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp với mục đích là đất để ở hoặc kinh doanh thương mại (hay còn gọi là đất thổ cư), người dân có đất cần phải làm hồ sơ xin được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất
Vậy, để được sự chấp thuận từ phía cơ quan Nhà nước người dân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Người dân có thể chuẩn bị những giấy tờ trên, sau đó nộp hồ sơ lên Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân quận/ huyện. Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, xác minh thực địa, trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xin quyết định chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất trang trại.
Thủ tục chuyển đổi đất nuôi trồng thuỷ sản sang đất ở
Về trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất của cá nhân từ đất nuôi trồng thuỷ sản sang đất ở được thực hiện theo theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường. Cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm: “Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm: “Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường; Biên bản xác minh thực địa; Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai; Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất; Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường”.
Bước 2. Nộp hồ sơ
Người sử dụng đất chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định tại Bước 1 và nộp hồ sơ đề nghị xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Xử lý, giải quyết yêu cầu
Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng; chỉ đạo Cơ quan đăng ký đất đai các cấp cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Bước 4. Trả kết quả
Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất); không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Do đó, khi bạn hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Cơ quan thuế thì bạn sẽ nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Đất nuôi trồng thủy sản có lên thổ cư được không?
- Phí chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở bao nhiêu?
- Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng là bao lâu?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như kết hôn với người nước ngoài. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
– Giá rẻ : Vì thuộc nhóm đất nông nghiệp nên so với các loại đất khác như đất thổ cư thì đất nuôi trồng thủy sản có giá rẻ hơn nhiều.
– Quỹ đất lớn : Hiện đất nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất trên cả nước nên người mua có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.
– Khả năng sinh lời cao : đất nuôi trồng thủy sản nếu chuyển đổi lên đất thổ cư thì sẽ có giá trị gấp nhiều lần, nhà đầu tư có thể nhận lợi nhuận rất lớn.
– Khó chuyển đổi mục đích sử dụng đất : Như đã đề cập ở trên, không phải đất nuôi trồng thủy sản nào cũng được chuyển đổi mục đích sử dụng mà còn phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất của địa phương và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Phí chuyển đổi cao : Bao gồm tiền sử dụng đất, lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ và phí thẩm định hồ sơ. Mặc dù phí chuyển đổi đã được quy định rõ tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP nhưng không thống nhất trong mọi trường hợp nên người mua khó xác định dẫn đến tính toán sai.
– Quy trình chuyển đổi phức tạp : Thủ tục chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản được trình bày như ở trên nhưng trong đó bước tra hồ sơ và xác minh thực địa thường gặp nhiều khó khăn. Thời gian thực hiện chuyển đổi có thể kéo dài khiến người mua gặp khó khăn nếu phải chôn vốn quá lâu.
Theo Khoản 3 Điều 126 Luật đất đai, đất nuôi trồng thủy sản có thời hạn sử dụng tính từ thời điểm giao đất, cho thuê để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản được quyết định theo đơn xin giao đất, thuê đất hoặc dự án đầu tư là không quá 50 năm.
Khi đất nuôi trồng thủy sản hết hạn thuê mà người sử dụng có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì được phép gia hạn thêm nhưng thời gian gia hạn cũng không quá 50 năm.
Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, hoặc đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời hạn không quá 70 năm.
Nếu đất nuôi trồng thủy sản nằm trong một thửa đất mà có nhiều mục đích sử dụng thì thời hạn sử dụng đất căn cứ vào mục đích sử dụng chính.