Đất ao, đất vườn là các loại đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Việc chuyển đất ao thành đất vườn là vấn đề pháp lý được nhiều người đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tiễn, những điều kiện và thủ tục chuyển đổi đất ao thành đất vườn rất phức tạp và khác nhau tùy từng trường hợp. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Chuyển đổi đất ao sang đất vườn như thế nào? Điều kiện chuyển đổi đất ao sang đất ở là gì? Chuyển đất vườn sang đất ở mất bao nhiêu tiền? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Điều kiện chuyển đổi đất ao sang đất ở là gì?
Khi nhu cầu về nhà ở tăng cao và chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất vườn sang đất ở, giá trị đất tăng lên, tạo ra nhu cầu chuyển đổi từ đất vườn sang đất ở. Tuy nhiên, trên thực tiễn, không phải ai cũng biết các quy định pháp luật về vấn đề này. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều kiện chuyển đổi đất ao sang đất ở là gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Khi chuyển từ đất ao sang đất ở phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hay nói cách khác, khi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển từ đất ao sang đất ở phải viết hơn xin phép và phải được sự đồng ý của UBND cấp huyện
UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển đất ao sang đất ở dựa theo 02 căn cứ sau:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, chỉ khi nào thửa đất ao thuộc khu vực được phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì mới được phép chuyển.
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, để biết thửa đất ao có được chuyển sang đất ở hay không thì hộ gia đình, cá nhân có thể thực hiện theo 02 cách sau:
+ Cách 1. Làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất và gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường;
+ Cách 2. Hỏi công chức địa chính cấp xã hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về việc thửa đất ao có được chuyển sang đất ở hay không trước khi làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Chuyển đổi đất ao sang đất ở như thế nào?
Đất ở là đất được sử dụng để xây dựng nhà ở và các công trình xây dựng có ích cho đời sống sinh hoạt. Trên thực tế, việc chuyển đổi đất ao thành đất ở phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có liên quan. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành,Chuyển đổi đất ao sang đất vườn như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Chuẩn bị hồ sơ
Theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Ngoài ra, nên mang theo chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để xuất trình khi có yêu cầu.
Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
– Công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Giải quyết
– Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
– Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
– Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
– Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Khi nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân nộp tiền theo thông báo tại cơ quan thuế và giữ biên lai nộp tiền để xuất trình trước khi nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Bước 4. Trao kết quả
Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu.
Thời hạn giải quyết:
– Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
– Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
>> Xem thêm: Thủ tục thành lập văn phòng công chứng
Chuyển đất vườn sang đất ở mất bao nhiêu tiền?
Đất ao, đất vườn là các loại đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Chuyển đất vườn thành đất ở là nhu cầu chung của người dân. Để chuyển đất thành đất ở, hộ gia đình, cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận và nộp tiền sử dụng đất. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Chuyển đất vườn sang đất ở mất bao nhiêu tiền, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, khi chuyển từ đất vườn sang đất ở có thể xảy ra 02 trường hợp và tiền sử dụng đất ở mỗi trường hợp là khác nhau.
Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn trong cùng thửa đất có nhà ở
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp sau:
– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai 2013 sang làm đất ở;
– Chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.
Công thức tính tiền sử dụng đất như sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)
Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở
Nếu đất vườn là đất trồng cây hàng năm hoặc cây lâu năm thì tiền sử dụng đất được tính theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
Khi hộ gia đình, cá nhân chuyển đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì số tiền phải nộp xác định như sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp
Mặc dù có cách tính như trên nhưng để tính được số tiền sử dụng đất thì người dân phải biết giá đất theo Bảng giá đất, địa chỉ thửa đất, vị trí thửa đất.
Kết luận: Khi thực hiện thủ tục chuyển đất vườn sang đất ở thì hộ gia đình, cá nhân phải chú ý những nội dung sau:
– Phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ.
– Nộp đúng số tiền và đúng thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế.
– Khi quá thời gian mà chưa nhận được kết quả thì nên hỏi trực tiếp lý do chưa giải quyết, trường hợp cần thiết thì yêu cầu cơ quan giải quyết trả lời bằng văn bản (đây là căn cứ để thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện hành chính).
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chuyển đổi đất ao sang đất vườn như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ xin chuyển đổi đất vườn sang đất ở bao gồm:
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bản sao công chứng các giấy tờ tùy như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu…
Theo quy định tại Điều 61 Nghị định 01/2017/NĐ-CP về thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai thì thời gian giải quyết chuyển đổi mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở là không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; thời gian không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.
Khi quá thời gian giải quyết nêu trên mà chưa nhận được kết quả thì cá nhân, hộ gia đình nên hỏi trực tiếp lý do chưa giải quyết, trường hợp cần thiết thì yêu cầu cơ quan giải quyết trả lời bằng văn bản (đây là căn cứ để thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện hành chính).