Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Vậy để thay đổi loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần điều kiện gì? Hồ sơ thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như thế nào. Thủ tục chuyển đổi Công ty cổ phần sang Công ty TNHH một thành viên huyện Đan Phượng như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư
Công ty TNHH là gì ?
Công ty trách nhiệm hữu hạn thường viết tắt là Công ty TNHH. Đây là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biển ở nước ta.
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm hai loại hình. Đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Những người góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Người góp vốn sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty gọi là thành viên góp vốn.
Tại sao nên lựa chọn công ty TNHH thay vì công ty cổ phần?
Việc chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty TNHH có những lợi thế gì? So với công ty cổ phần thì công ty TNHH có rất nhiều ưu điểm như:
Vốn điều lệ
Đối với các công ty TNHH, vốn điều lệ được tính dựa trên số vốn đóng góp của các thành viên khi tham gia thành lập công ty. Điều này sẽ gán giá trị và trách nhiệm trực tiếp cho mỗi thành viên công ty. Đối với công ty cổ phần các phần vốn điều lệ sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Và có các loại cổ phần ưu đãi riêng cho từng loại cổ phần. Và số cổ phần này có thể dễ dàng chuyển nhượng giữa các bên với nhau. Điều này khiến cho sự chi phối của bên ngoài có thể xảy ra với công ty cổ phần.
Quản lý công ty
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn quyền quản lý công ty được gắn chặt với các thành viên tham gia thành lập công ty dựa theo số vốn đóng góp. Tuy nhiên đối với công ty cổ phần sự quản lý này vô cùng phức tạp. Các trường hợp hoạt động đối kháng nhau về lợi ích luôn xảy ra ở các công ty này. Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn so với công ty TNHH do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật vì đặc thù của loại hình công ty này. Từ những lý do trên có thể thấy rằng, nhằm dễ dàng hơn trong việc quản lý công ty, thì việc chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty TNHH là cần thiết.
Cách thức thực hiện chuyển đổi Công ty cổ phần sang Công ty TNHH một thành viên
Về hình thức chuyển đổi từ Công ty cổ phần thành Công ty TNHH một thành viên có thể thực hiện theo các cách sau:
– Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của tất cả các cổ đông còn lại;
– Một cổ đông là pháp nhân nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ cổ phần của tất cả các cổ đông còn lại;
– Một người không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng bằng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty.
Thành phần hồ sơ chuyển đổi Công ty cổ phần sang Công ty TNHH một thành viên
– Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH một thành viên;
– Điều lệ công ty chuyển đổi;
– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
– Danh sách thành viên cổ đông và các giấy tờ kèm theo sau đây:
+ Đối với thành viên là cá nhân: Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
+ Đối với cổ đông là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền; giấy chứng minh nhân dân; hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
+ Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
– Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
– Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.
– Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho Công ty Luật sư X thực hiện dịch vụ chuyển đổi công ty.
Số lượng hồ sợ: 01 bộ
Trình tự thực hiện chuyển đổi Công ty cổ phần sang Công ty TNHH một thành viên huyện Đan Phượng
Trình tự thủ tục chuyển đổi công ty
Bước 1: Nộp hồ sơ. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Công ty Luật sư X tiến hành nộp hồ sơ chuyển đổi công ty của quý khách hàng tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết hồ sơ. Kể từ ngày được Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận; đơn chuyển đổi công ty được xem xét trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Trả kết quả. Công ty Luật sư X tiến hành nhận kết quả giải quyết hồ sơ; hoàn thiện các thủ tục có liên quan; và trả kết quả chuyển đổi công ty đến tận tay khách hàng.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Con dấu pháp nhân của doanh nghiệp
Doanh nghiệp được tự chọn mẫu dấu và số lượng. Do đó, khi chuyển đổi Công ty cổ phần sang Công ty TNHH một thành viên sẽ không phải hủy con dấu cũ vì theo quy định mới doanh nghiệp có quyền quyết định về số lượng và hình thức, nội dung dấu pháp nhân của đơn vị mình. Tuy nhiên, sau khi khắc dấu pháp nhân với đơn vi khắc dấu doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký mẫu dấu; và công bố mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH mới năm 2021
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đó là việc thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
Nộp thông qua mạng thông tin điện tử; tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân. Do đó công ty có tài sản độc lập, có con dấu riêng, trụ sở riêng và có thể tự nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không bị lệ thuộc vào tư cách của chủ sở hữu.