Chào Luật sư hiện nay quy định về việc chuyển đổi công năng sử dụng đất được quy định như thế nào? Trước đây tôi có được ba mẹ chồng tặng cho đất ruộng. Vợ chồng tôi có ý định sử dụng đất này để kết hợp mô hình trồng lúa và nuôi tôm. Tuy nhiên không biết hiện nay quy định về vấn đề này thế nào? Còn định hướng thứ hai chính là chuyển sang đất ở để xây dựng mặt bằng kinh doanh. Vấn đề này chúng tôi cũng còn nhiều thắc mắc chưa rõ. Hiện nay thì việc chuyển đổi công năng sử dụng đất được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép thực hiện chuyển đổi công năng sử dụng đất theo quy định? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Chuyển đổi công năng sử dụng đất chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Công năng sử dụng là gì?
Hiện nay khi sử dụng một loại tài sản nào đó nhiều người quan tâm đến công năng sử dụng. Vậy khái niệm công năng sử dụng đất hiện nay được hiểu như thế nào? Công năng sử dụng đất hiện nay được hiểu như thế nào? Công năng sử dụng đất có khác với mục đích sử dụng đất hay không? Có bao nhiêu công năng sử dụng đất theo quy định hiện hành? Khái niệm công năng sử dụng hiện nay được quy định cụ thể gồm có những nội dung sau đây:
Đối với mọi công trình, mục đích cuối cùng sau khi hoàn thiện là có thể đưa vào sử dụng. Một công trình, dù đẹp đến đâu mà cũng không thể sử dụng thì cũng không được khách hàng lựa chọn. Vì vậy, trước khi tiến hành thiết kế, người KTS cần có thực hiện các bước: Khảo sát thực tế; Đánh giá tổng thể; Lên ý tưởng; Thiết kế bản nháp; Chỉnh sửa,… Nó đòi hỏi sự đầu tư về mặt thời gian, công sức, trí tuệ.
Bên cạnh hai yếu tố thẩm mỹ và phong thủy, công năng chính là yếu tố quyết định công trình đó có được khách hàng lựa chọn hay không. Đây cũng là yếu tố quyết định một người KTS giỏi.
Chuyển đổi công năng sử dụng đất như thế nào?
Hiện nay công năng sử dụng đất đã được quy định. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hiện hành thì có thể tiến hành chuyển đổi công năng sử dụng đất. Vậy cơ quan nào sẽ cho phép việc chuyển đổi công năng sử dụng đất? Trình tự và thủ tục chuyển đổi công năng sử dụng đất hiện nay gồm có các bước theo một quy trình thứ tự cụ thể. Việc chuyển đổi công năng sử dụng đất gồm có các nội dung đáng chú ý cần được biết đến hiện nay như sau:
Căn cứ chuyển đổi công năng sử dụng đất
Điều 31 Luật đất đai năm 2003 có ghi nhận việc chuyển mục đích sử dụng được căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã xét duyệt.
Về diện tích đất được chuyển đổi mục đích sử dụng, cũng phụ thuộc vào quy hoạch sử dụng đất và nhu cầu chuyển đổi đất của người sử dụng đất.
Hạn mức đất ở
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về diện tích đất ở trong hạn mức được công nhận theo quy định tại địa phương nơi có đất , vì nó ý nghĩa khi xác định tiền sử dụng đất mà bạn phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở, Nhà nước ưu đãi thu tiền sử dụng đất theo bảng giá đất trên tinh thần hỗ trợ cho người dân có đất xây dựng nhà ở, diện tích đất vượt hạn mức phải chịu nghĩa vụ tài chính cao hơn.
Tại các xã của huyện Lục Yên : i) Khu vực ven trục đường giao thông, nơi thuận lợi cho kinh doanh (chợ trung tâm xã, trung tâm cụm xã, thị tứ, bến xe, những nơi khác có điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh): Hạn mức đất ở không quá 300m2, chiều dài mặt đường không quá 10m; ii) Các khu vực khác của các xã: Hạn mức đất ở không quá 400m2.
Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư
Pháp luật đất đai không có khái niệm “đất trong khu dân cư”. Có lẽ điều bạn quan tâm là xác định diện tích đất ở đối với trường hợp đất có vườn, ao. Đất vườn, ao được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư (thuộc phạm vi địa giới hành chính phường; khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn).
Theo quy định, tại tỉnh Yên Bái, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở có vườn, ao hình thành từ ngày 18-12-1980 đến trước ngày 1-7-2004 (ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành), người sử dụng đất có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1,2,5 điều 50 Luật Đất đai, đồng thời trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích, ranh giới đất ở (ranh giới thổ cư) thì công nhận đất ở theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình tại thời điểm xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chẳng hạn:
1. Đối với hộ gia đình đang sử dụng đất ở có vườn, ao tại các phường thuộc thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ thì mỗi nhân khẩu được công nhận diện tích bằng 80m2.
2. Đối với hộ gia đình đang sử dụng đất ở có vườn, ao tại các xã, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thì mỗi nhân khẩu được công nhận diện tích bằng 100m2…
Bạn có thể trực tiếp liên hệ với UBND huyện Lục Yên để xin cung cấp thông tin quy hoạch tại khu vực nơi có thửa đất cần chuyển đổi mục đích sử dụng, về hạn mức đất ở… và các thông tin khác có liên quan.
Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là gì?
Hiện nay khi nhắc đến chuyển mục đích sử dụng đất thì vấn đề được quan tâm và đặt câu hỏi nhiều nhất chính là thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như thế nào? Về thẩm quyền này thì có ủy ban nhân dân còn cụ thể việc phân chia thẩm quyền này giữa cấp huyện và cấp tỉnh được ghi nhận ở luật đất đai. Cụ thể hơn chúng tôi tư vấn thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất có những nội dung sau đây cần lưu ý:
Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
– UBND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với tổ chức.
– UBND cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định.
Như vậy, nếu hộ gia đình, cá nhân xin phép chuyển mục đích sử dụng đất thì trong đơn xin chuyển phải ghi rõ là: Kính gửi Ủy ban nhân dân + tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.
Điều kiện để chủ nhà được phép chuyển đổi công năng sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhà ở riêng lẻ?
Hiện nay quy định về vấn đề chuyển đổi công năng sử dụng quan trọng và cần phải xin phép cơ quan nhà nước. Vậy nếu như chủ nhà có mong muốn chuyển đổi công năng sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhà ở riêng lẻ hiện nay thực hiện ra sao? Nếu chuyển đổi công năng nhà ở thì có bao nhiêu điều kiện cần để đáp ứng được? Ai có thẩm quyền thực hiện hoạt động quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định? Những vấn đề này được giải đáp ngay bên dưới đây như sau:
Căn cứ tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định điều kiện để chủ nhà được phép chuyển đổi công năng sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhà ở riêng lẻ như sau:
Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ
…
- Trường hợp chủ nhà chuyển đổi công năng sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhà ở riêng lẻ:
a) Nếu việc chuyển đổi công năng sử dụng kèm theo việc sửa chữa, cải tạo công trình không thuộc trường hợp được miễn giấy phép quy định tại điểm d khoản 2 Điều 89 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 thì chủ nhà phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật. Việc thiết kế xây dựng, thi công xây dựng công trình trong trường hợp này phải tuân thủ quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và phù hợp với công năng mới của công trình;
b) Nếu việc chuyển đổi công năng sử dụng không kèm theo việc sửa chữa, cải tạo thì chủ nhà vẫn phải thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ, pháp luật về môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan (nếu có).
Như vậy theo quy định trên có hai trường chuyển đổi công năng sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhà ở riêng lẻ, cụ thể:
- Chuyển đổi công năng sử dụng kèm theo việc sửa chữa, cải tạo công trình không được miễn giấy phép: Chủ nhà phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật. Việc thiết kế xây dựng, thi công xây dựng công trình trong trường hợp này phải tuân thủ quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và phù hợp với công năng mới của công trình
- Chuyển đổi công năng sử dụng không kèm theo việc sửa chữa, cải tạo: Chủ nhà phải thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ, pháp luật về môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan
Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ điều gì?
Hiện nay khi thiết kế xây dựng nhà ở thì mỗi chủ nhà sẽ có những gu thẩm mỹ và mong muốn về cách trang trí cho ngôi nhà khác nhau. Tuy nhiên khi thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ hiện nay thì cũng cần phải có quy định tuân thủ theo. Để thiết kế ngôi nhà vừa hợp với mong muốn chủ nhà, vừa đáp ứng được quy định của pháp luật thì có những quy định sau đây cần tuân thủ để hoạt động thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được diễn ra suông sẻ nhất:
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân như sau:
– Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân không có tầng hầm, có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ được tự tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình;
– Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân dưới 7 tầng hoặc có 01 tầng hầm việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện;
– Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân từ 7 tầng trở lên hoặc có từ 02 tầng hầm trở lên, hồ sơ thiết kế phải được thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình trước khi xin cấp giấy phép xây dựng. Việc thiết kế và thẩm tra thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ chuyển mục đích sử dụng đất Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Chuyển đổi công năng sử dụng đất như thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc hay nhu cầu sử dụng đến dịch vụ soạn thảo mẫu đơn hợp thửa đất…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Hợp đồng thời vụ tối đa bao nhiêu tháng?
- Mẫu giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội 2023
- Hồ sơ đấu thầu xây dựng gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định nội dung giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân bao gồm:
– Biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà ở và các công trình liền kề, lân cận;
– Chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị trước khi đưa vào thi công xây dựng;
– Hệ thống giàn giáo, kết cấu chống đỡ tạm và các máy móc, thiết bị phục vụ thi công;
– Biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về quản lý thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân như sau:
– Chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ tổ chức thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn trong thi công xây dựng công trình. Khuyến khích chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ tổ chức giám sát thi công xây dựng, lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở riêng lẻ;
– Đối với nhà ở riêng lẻ việc thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
Chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công là việc thay đổi mục đích sử dụng của tài sản công. Việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của tài sản, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.