Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc về đất rừng như sau. Tôi có một mảnh đất rừng phía sau nhà có chuyển sang đất ở được hay không? Nếu chuyển được thì thủ tục chuyển đất rừng sang đất ở được thực hiện như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư, xin cảm ơn ạ. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Chuyển đất rừng sang đất ở được hay không?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013
- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP
Chuyển đất rừng sang đất ở được hay không?
Theo Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013 quy định nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng đặc dụng;
….
Và quy định tại Điều 52 Luật này thì căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, để chuyển mục đích sử dụng đất thì phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND huyện đã được phê duyệt và nhu cầu của cá nhân trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất. Do đó, nếu anh xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở nhưng kế hoạch sử dụng đất không cho phép thì anh không được chuyển mục đích sử dụng đất.
Điều kiện chuyển đất rừng sang đất ở
* Chuyển đất rừng sang đất ở phải xin phép
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất rừng thuộc nhóm đất nông nghiệp gồm: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, khi người sử dụng đất chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (gồm có đất ở) phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp huyện nơi có đất có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất).
* Căn cứ chuyển đất rừng sang đất ở
Căn cứ Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, khi nhận đơn của hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp huyện sẽ dựa theo 02 căn cứ sau để quyết định cho phép hoặc không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo đó, chỉ khi nào có đủ 02 căn cứ trên thì UBND cấp huyện mới ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở; trường hợp kế hoạch sử dụng đất không cho phép chuyển mục đích sử dụng thì UBND cấp huyện không được phép ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Hồ sơ, thủ tục chuyển đất rừng sang đất ở
* Hồ sơ xin phép chuyển đất rừng sang đất ở
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
* Thủ tục chuyển đất rừng sang đất ở
Bước 1: Nộp hồ sơ
Theo điểm b khoản 1 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết
Trong giai đoạn này việc quan trọng nhất của hộ gia đình, cá nhân nếu được phép chuyển mục đích sử dụng đất là thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế thì nộp đúng số tiền và đúng thời hạn theo thông báo.
Bước 4: Trả kết quả
Kết quả mà hộ gia đình, cá nhân nhận được là quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất do UBND cấp huyện ban hành; chỉ khi có quyết định này thì hộ gia đình, cá nhân mới được phép xây dựng nhà ở.
Thời hạn giải quyết: Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; thời gian trên không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định.
Mức phạt khi tự ý chuyển sang đất ở
Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp (gồm cả đất ở) thì bị xử lý như sau:
TT | Diện tích đất chuyển mục đích trái phép | Mức phạt tiền |
1 | Dưới 0,02 ha (dưới 200 m2) | Từ 03 – 05 triệu đồng |
2 | Từ 0,02 đến dưới 0,05 ha (từ 200 đến dưới 500 m2) | Từ 05 – 10 triệu đồng |
3 | Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha (từ 500 đến dưới 1,000 m2) | Từ 10 – 15 triệu đồng |
4 | Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha (từ 1,000 đến dưới 5,000 m2) | Từ 15 – 30 triệu đồng |
5 | Từ 0,5 đến dưới 01 ha (từ 5,000 đến dưới 10,000 m2) | Từ 30 – 50 triệu đồng |
6 | Từ 01 đến dưới 05 ha | Từ 50 – 100 triệu đồng |
7 | Từ 05 ha trở lên | Từ 100 – 250 triệu đồng |
Ngoài việc bị phạt tiền thì hộ gia đình, cá nhân còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; trừ trường hợp được đăng ký nếu có đủ điều kiện.
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Chuyển đất rừng sang đất ở được hay không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Trường hợp nào làm hộ chiếu không mất tiền?
- Đồng sở hữu đất có được cấp riêng sổ đỏ hay không?
- Đất quốc phòng có được chuyển nhượng không?
- Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?
Câu hỏi thường gặp
Đất rừng là một khái niệm quá quen thuộc với chúng ta, vì không khó để có thể thấy đất rừng trên thực tế, đất rừng là một trong những loại đất chiếm ¾ diện tích đất cả nước và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, môi trường, lẫn chính trị.
Theo quy định của Luật đất đai 2013 tại Điều 10 quy định về phân loại đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong đó, đất rừng gồm 3 nhóm đất là đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng được phân vào nhóm đất nông nghiệp
Hiện nay, sổ xanh vẫn tồn tại trong nhiều giao dịch và khiến không ít các khách hàng cảm thấy lúng túng khi gặp phải sổ xanh và không biết giá trị pháp lý của sổ xanh. Chính vì thế sổ xanh tuy “cũ” mà lại “mới” với những ai thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về pháp lý. Sổ xanh được Lâm trường cấp với mục đích là để có thể khai thác và trồng rừng, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013 có quy định đất sổ xanh thuộc vào nhóm đất nông nghiệp.