Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật trong vấn đề tiền lương pháp luật lao động, tôi gửi câu hỏi mong được luật sư giải đáp giúp tôi. Cụ thể là tôi hiện có đang làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài với mức lương hàng tháng là 30 triệu đồng, hiện nay công ty có đang thực hiện cơ cấu lại nhân sự nên co điều chuyển tôi sang làm công việc khác như trong hợp đồng thỏa thuận, tuy nhiên mức lương chỉ còn 20 triệu/tháng. Tôi thắc mắc rằng việc chuyển công việc khác có mức lương thấp hơn được hay không? Chuyển tôi sang vị trí làm việc khác đó thì mức lương của tôi sẽ như thế nào? Mong luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung sau. Mời bạn đọc tham khảo bài viết
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về điều chuyển người lao động là công việc khác so với hợp đồng lao động
Các trường hợp được điều chuyển người lao động làm công việc khác
Khi người sử dụng điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, sẽ gây xáo trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động mà hai bên đã ký kết. Về nguyên tắc khi ký hợp đồng thì các bên phải thực hiện theo đúng nội dung hợp đồng đã ký kết. Do đó, khi người sử dụng lao động muốn điều chuyển người lao động làm công việc khác thì phải thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể như sau:
Một là, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm trong trường hợp công ty gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, sự cố điện, nước, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu việc điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì người sử dụng lao động chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản. Trong trường hợp này thì người sử dụng lao động phải có căn cứ chứng minh được hoàn cảnh, sự cố đó nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Hai là, người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Như vậy, nếu trong nội quy lao động, người sử dụng lao động không quy định người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất kinh doanh thì người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng căn cứ này để điều chuyển lao động.
Như vậy, người lao động chỉ có trách nhiệm thực hiện công việc mà hợp đồng lao động đã ký kết với bên sử dụng lao động, trong trường hợp người lao động không được sắp xếp đúng công việc như đã thỏa thuận trong hợp đồng thì người lao động có quyền khiếu nại hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đối với trường hợp thay đổi như cầu sản xuất, kinh doanh hoặc do hoàn cảnh khó khăn mà trong quy chế công ty có quy định về điều chuyển người lao động làm công việc khác thì công ty vẫn có quyền tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác theo đúng căn cứ quy định của pháp luật. Trước khi điều chuyển công việc mới, người sử dụng lao động phải thông báo trước cho người lao động, trong trường hợp khi quyết định điều chuyển người lao động không đồng ý mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định của pháp luật.
Thời gian điều chuyển người lao động làm công việc khác
Với những trường hợp được quy định như trên thì người sử dụng lao động mới được phép điều chuyển người lao động làm công việc khác, bản chất của việc này để người sử dụng lao động tạm thời có thời gian để tháo gỡ được tình hình khó khăn hiện tại và đồng thời không làm ảnh hưởng đến thu nhập, cuộc sống của người lao động.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019 thì trường hợp phải thực hiện việc tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, trong văn bản thông báo phải nêu rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
Chuyển công việc khác có mức lương thấp hơn được hay không?
Điều chuyển công việc là quá trình chuyển đổi người lao động từ một vị trí công việc hiện tại sang một vị trí công việc khác trong cùng một tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp. Điều chuyển công việc có thể xảy ra do nhu cầu sản xuất, kinh doanh của tổ chức thay đổi, hoặc do các yếu tố như sự phát triển nghề nghiệp, thăng tiến, cải thiện kỹ năng, hoặc cần thiết để thích ứng với môi trường làm việc mới. Vậy có thể chuyển công việc khác có mức lương thấp hơn được hay không?
Căn cứ vào Điều 29 Bộ luật lao động 2019 quy định về Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, như sau:
“Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.”
Theo đó, người sử dụng lao động được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm nếu không có sự thỏa thuận khác. Khi chuyển đến công việc mới, tiền lương của công việc này thấp hơn công việc cũ thì người sử dụng lao động phải giữ nguyên mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc và tiền lương công việc ít nhất phải bằng 85% mức lương công việc cũ và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Như vậy theo như quy định khi công ty chuyển bạn sang làm công việc khác thì công ty phải giữ nguyên mức lương cũ là 30 triệu trong 30 ngày làm việc và sau đó tiền lương bạn được hưởng ít nhất phải bằng 85% mức lương công việc cũ, mức lương hiện tại của bạn là 30.000.000 đồng thì khi chuyển sang công việc mới thì tiền công phải là 85% tiền lương của 30.000.000 đồng. Vậy mức lương mới là 20.000.000 thì không đáp ứng đủ với mức tối thiểu bạn được hưởng.
Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà trả lương thấp hơn 85% mức lương công việc cũ thì có bị xử phạt hay không?
Việc điều chuyển công việc có thể có ảnh hưởng đến lương bổng, chế độ phúc lợi, điều kiện làm việc và quyền lợi của người lao động, do đó, việc thực hiện điều chuyển công việc thường được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật và chính sách nội bộ của tổ chức. Khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà trả lương thấp hơn 85% mức lương công việc cũ thì có bị xử phạt hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tiền lương như sau:
“2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Ngoài ra quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
“1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy theo như quy định trên nếu công ty chuyển người lao động sang công việc khác mà trả lương không đúng quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức mức phạt bằng 02 mức phạt tiền đối với cá nhân tức từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
- Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Chuyển công việc khác có mức lương thấp hơn được hay không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ trên đất người khác, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc.
Nội dung thông báo phải bao gồm :
– Thời hạn làm tạm thời của người lao động;
– Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
Điều chuyển công việc của người lao đông dưới 60 ngày/năm là quyền của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, phải đáp ứng đủ điều kiện về căn cư hợp lý; tiền lương, công việc tạm thời phù hợp. Nếu người lao động từ chối điều chuyển các bên có thể thỏa thuận với nhau. Đây có thể được xem là người lao động không hoàn thành công việc được giao. Bởi người sử dụng có quyền điều chuyển theo quy định pháp luật.
Theo quy định của luật lao động, sau khi hết thời hạn điều chuyển người lao động phải quay về công việc trước đây như trong thỏa thuận hợp đồng. Trường hợp công ty không đồng ý hay gây khó dễ đầu tiên các bên nên thỏa thuận hoặc nhờ hòa giải viên lao động giải quyết. Ngoài ra đây là căn cứ để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước.