Chào Luật sư X, Tôi đang làm việc tại quận 7, TP. HCM, vào khoảng tháng 3/2022 công ty thực hiện chính sách cắt giảm nhân sự nên tôi nghỉ việc. Sau đó tôi có làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại quận 7. Hiện tại tôi có ý định về quê ở Bình Phước để tìm việc, tôi không biết mình có được chuyển bảo hiểm thất nghiệp về quê không? Việc chuyển bảo hiểm thất nghiệp về quê thực hiện như thế nào? Mong được tư vấn. Tôi xin cảm ơn
Căn cứ pháp lý
- Luật Việc làm năm 2013
- Nghị định 28/2015/NĐ-CP
- Nghị định 61/2020/NĐ-CP
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013 quy định như sau:
“Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.
Có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở quê không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc Làm 2015 và bảo hiểm thất nghiệp quy định như sau:
“Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp”.
Theo quy định trên thì trong thời hạn là 03 tháng kể từ khi nghỉ việc thì người lao động có thể chuẩn bị hồ sơ để nộp tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động có nhu cầu muốn hưởng ở đâu thì nộp hồ sơ tại trung tập dịch vụ việc làm tại địa phương đó. Như vậy, người lao động hoàn toàn có thể nộp hồ sơ hưởng trở cấp ở quê vẫn được giải quyết bình thường theo trình tự, thủ tục pháp luật đã quy định.
Các trường hợp chuyển bảo hiểm thất nghiệp về quê
Sau khi nghỉ việc muốn chuyển về quê hưởng trợ cấp thất nghiệp
Những trường hợp người lao động mới nghỉ việc tại công ty, chưa nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở bất kỳ đâu thì người lao động chỉ cần nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở tại địa phương nơi mình muốn đăng ký hưởng (người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm việc làm ở quê hoặc nơi mình đang sinh sống đều được giải quyết) để trung tâm dịch vụ việc làm giải quyết hồ sơ.
Những trường hợp người lao động làm ở thành phố lớn sau khi nghỉ việc muốn về quê để lãnh bảo hiểm thất nghiệp thì được xác định là đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần đầu và không thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Đã hưởng trợ cấp thất nghiệp ở một địa phương sau đó chuyển về quê hưởng trợ cấp thất nghiệp
Việc thực hiện thủ tục chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng đối với những người lao động đã nộp hồ sơ hưởng ít nhất một tháng bảo hiểm thất nghiệp ở một tỉnh, một địa phương trở lên sau đó có nhu cầu chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp về quê hoặc chuyển về một địa phương khác theo nhu cầu thì cần phải thực hiện thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy khi đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở một địa phương nào đó do nhu cầu muốn thay đổi nơi hưởng về một địa phương khác thì người lao động cần phải thực hiện thủ tục chuyên nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quá trình hưởng liên tục.
Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc Làm 2015 và bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp”.
Trường hợp người lao động thuộc vào trường hợp chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay nói cách khác là có nhu cầu muốn chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì cần phải chuẩn bị thủ tục hồ sơ như sau:
Khi có nhu cầu người lao động làm đơn đề nghị chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp lên trung tâm dịch vụ việc làm mình đang hưởng để phía trung tâm dịch vụ việc làm tiến hành gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động muốn chuyển đến.
Hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
Khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
“a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp“.
Thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện như sau:
Bước 1: Người lao động nộp đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cách thức nộp: Trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.
Bước 2: Người lao động nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp từ trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp.
Thời gian trung tâm dịch vụ việc làm gửi hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động.
Cách thức nhận: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
Bước 3: Người lao động nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi muốn chuyển đến.
Cách thức nộp: Trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.
Bước 4: Nhận trợ cấp thất nghiệp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến phải gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh để tiếp tục chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Chuyển bảo hiểm thất nghiệp về quê thực hiện như thế nào?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về thủ tục thành lập công ty hợp danh, thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,… hoặc muốn làm thủ tục về ngừng kinh doanh, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Có bị phạt trợ cấp thất nghiệp khi đã có việc làm không?
- Thông báo có việc làm khi đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp cần làm gì?
- Trục lợi bảo hiểm thất nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Các câu hỏi thường gặp
“Hành vi trục lợi trong việc tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm có thể hiểu hiểu là “hành vi cố ý lừa dối tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, yêu cầu, giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm”.
Bản chất của trục lợi bảo hiểm vẫn được hiểu là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo để được trả tiền bảo hiểm thì đối với hành vi này, theo quy định nhà nước ta vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc nếu đủ cấu thành tội phạm sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định Điều 2 Luật Việc làm năm 2013 thì đối tượng điều chỉnh của Luật Việc làm 2013 là người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm. Trong đó, người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc (khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013).
Căn cứ vào quy định trên, người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Việc làm 2013 nên người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhưng sẽ tham gia 02 loại bảo hiểm gồm: BHXH bắt buộc và BHYT.
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Sau 03 tháng, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không giải quyết thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ tiếp tục được bảo lưu.