Chào Luật sư. Hiện nay em trai tôi đang làm hồ sơ chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT nhưng khi kiểm tra hồ sơ gia đình tôi mới phát hiện ra ngày tháng năm sinh của em trai tôi ở trên chứng minh nhân dân không trùng hớp với ngày tháng năm sinh ghi trên hộ khẩu. Vậy Luật sư cho tôi hỏi khi Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu không khớp gia đình tôi phải làm gì để thống nhất thông tin các giấy tờ với nhau, mong Luật sư giải đáp giúp tôi, cảm ơn Luật sư.
Chào bạn. Luật sư X cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay các trường hợp như: Căn cước công dân và sổ hộ khẩu không khớp; Giấy khai sinh không khớp với sổ hộ khẩu; Căn cước công dân và giấy khai sinh không khớp là khá phổ biến. Và để giải quyết vấn đề không trùng khớp thông tin giữa các giấy tờ cũng như cách giải quyết sau đây chúng tôi mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới để nắm rõ hơn những thông tin về vấn đề. Mời bạn đọc theo dõi bài viết ” chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu không khớp “.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Luật Hộ tịch 2014
Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu không trùng khớp phải làm thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch 2014 thì:
- Trong các hồ sơ, giấy tờ hộ tịch gắn liền với nhân thân mỗi người: giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu, đăng ký kết hôn thì giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc và thông tin trên các giấy tờ khác phải phù hợp với thông tin trên giấy khai sinh
- Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Có nghĩa là nếu thông tin về ngày tháng năm sinh trong chứng minh nhân dân và Sổ hộ khẩu không trùng khớp nhau thì phải dựa trên Giấy khai sinh xem thông tin trên loại giấy tờ nào bị sai lệch và tiến hành làm lại giấy tờ đó theo thủ tục và quy định của pháp luật.
Thủ tục chỉnh sửa thông tin trong sổ hộ khẩu
Căn cứ Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành hồ sơ, thời hạn và thẩm quyền giải quyết cụ thể như sau:
- Hồ sơ gồm:
- Sổ hộ khẩu;
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Giấy khai sinh.
- Thời hạn giải quyết:Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan công an có thẩm quyền phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu.
- Thẩm quyền giải quyết:
- Công an huyện, quận, thị xã (đối với thành phố trực thuộc trung ương)
- Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tình ( đối với tỉnh).
Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.
Thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân
Căn cứ theo điều 6 Nghị định 03/2013/VBHN-BCA về chứng minh nhân dân thủ tục xin cấp lại Chứng minh nhân dân được thực hiện như sau:
- Hồ sơ gồm:
- Đơn trình bày việc cấp lại Chứng minh nhân dân và đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú
- Xuất trình hộ khẩu thường trú
- Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
- Chụp ảnh;
- In vân tay hai ngón trỏ;
- Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
- Thời hạn cấp lại Chứng minh nhân dân: Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục cấp lại, cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
- Thẩm quyền cấp lại Chứng minh nhân dân:
- Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh theo phân cấp.
- Công dân đang phục vụ trong quân đội, công an (trừ nghĩa vụ quân sự) chưa đăng ký hộ khẩu cùng gia đình hiện ở tập trung trong doanh trại thì đến Công an cấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính, nơi bố trí nhà ở tập thể của đơn vị làm thủ tục.
- Lệ phí:Công dân được cấp lần đầu, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, phải nộp lệ phí theo quy định: cấp đổi, cấp lại theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhưng không quá 6.000 đồng (lệ phí không bao gồm tiền chụp ảnh)
- Các trường hợp đổi Chứng minh nhân dân phải nộp lại giấy Chứng minh nhân dân theo Quyết định số 143/CP ngày 9-8-1976 của Hội đồng Chính phủ (nếu có), Chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung cho cơ quan công an ngay khi làm thủ tục đổi để lưu chung với hồ sơ.Những trường hợp mất hồ sơ do thất lạc, hoả hoạn, bão lụt và các trường hợp bất khả kháng, cơ quan công an phải thông báo khi công dân đến làm thủ tục cấp đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân thì làm thủ tục cấp mới cho những đối tượng này.”
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu không khớp bạn đọc quan tâm đến những vấn đề pháp lý khác như dịch vụ soạn thảo mẫu đơn xin giải thể công ty,… hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0833102102 và nhận tư vấn nhanh chóng chính xác nhất từ các Luật sư cũng như các chuyên viên tư vấn pháp lý dày dặn kinh nghiệp giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
Mời bạn đọc thêm
- Làm giấy chứng minh nhân dân cần những gì là đủ?
- Làm CCCD có thu sổ hộ khẩu không?
- Bị lộ sổ hộ khẩu có sao không theo thực trạng hiện nay?
Câu hỏi thường gặp
Cần dựa vào giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, căn cước công dân và những giấy tờ liên quan khác để kiểm tra thông tin và tìm ra giấy tờ bị sai lệch thông tin so với những giấy tờ còn lại.
Căn cứ theo quy định tại điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
“- Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
– Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
– Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”
Có nghĩa là giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc, nội dung trên mọi giấy tờ khác của cá nhân đều bắt buộc phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó. Do vậy, thông tin về ngày tháng năm sinh trên chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của mỗi cá nhân phải thống nhất với giấy khai sinh của cá nhân đó. Trường hợp chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu không khớp thông tin với giấy khai sinh gốc cá nhân phải thực hiện các thủ tục sửa đổi thông tin theo quy định của pháp luật.