Trong tố tụng dân sự, những tin tức, dấu vết về các tình tiết; sự kiện của vụ việc dân sự; được thể hiện dưới những hình thức nhất định do tòa án sử dụng làm cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự. Chắc hẳn có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu hiểu thông qua bài viết “Chứng cứ trong Tố tụng dân sự.”
Căn cứ pháp lý
Khái niệm chứng cứ trong Tố tụng dân sự
Chứng cứ là cái có thật, theo một trình tự do luật định được tòa án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự. Song để mọi người có thể nhận thức được thì chúng phải được ghi lại, phản ánh lại; dưới những hình thức cụ thể như bản hợp đồng, bản di chúc, băng ghi âm, ghi hình,…
Hiện nay, định nghĩa về chứng cứ cũng được quy định tại điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 . “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật; được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp; xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng; hoặc do tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định; và được tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án; cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”
Thuộc tính của chứng cứ trong Tố tụng dân sự
Chứng cứ có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự nhưng là phạm trù pháp lý khá phức tạp. Chứng cứ có ba thuộc tính cơ bản như sau:
- Chứng cứ có tính khách quan bởi chứng cứ là cơ sở để nhận thức về việc dân sự. Tính khách quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ; chứng cứ phải là cái có thật, tồn tại ngoài ý muốn của những người tiến hành tố tụng; và những người tham gia tố tụng.
- Chứng cứ có tính liên quan bởi; chứng cứ được tòa án dựa vào để giải quyết vụ việc dân sự. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ; giữa chứng cứ và vụ việc dân sự có mối liên hệ nhất định.
- Chứng cứ có tính hợp pháp; bởi việc giải quyết vụ việc dân sự không thể tách rời quá trình nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ.
Phân loại chứng cứ trong Tố tụng dân sự
Có nhiều cách phân loại chứng cứ. Như căn cứ vào nguồn chứng cứ; cách thức tạo thành chứng cứ; hình thức tồn tại của chứng cứ; mối liên hệ giữa chứng cứ vào các tình tiết, sự kiện cần chứng minh của một việc dân sự; giá trị chứng minh của chứng cứ đối với vụ việc dân sự.
Chứng cứ qua phân loại được gọi với những tên khác nhau. Tuy vậy, việc phân loại chứng cứ không làm thay đổi giá trị chứng minh của chứng cứ. Việc phân loại chứng cứ chủ yếu có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu; và đưa ra những quy định về chứng cứ. Từ việc phân loại chứng cứ, tòa án có thể xác định được phạm vi những chứng cứ; tài liệu cần phải thu thập; xác định được yêu cầu sử dụng đối với chứng cứ cụ thể; bảo đảm việc giải quyết đúng vụ việc dân sự.
Nguồn chứng cứ trong Tố tụng dân sự
Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
- Vật chứng.
- Lời khai của đương sự.
- Lời khai của người làm chứng.
- Kết luận giám định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
- Văn bản công chứng, chứng thực.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Như vậy nguồn chứng cứ được chia ra thành người, vật, tài liệu mang các thông tin về vụ việc dân sự. Việc phân biệt các nguồn chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá trị chứng minh của mỗi loại chứng cứ.
Bảo quản chứng cứ trong Tố tụng dân sự
Bảo quản chứng cứ là giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ.Việc bảo quản chứng cứ được thực hiện theo quy định tại điều 107 BLTTDS năm 2015.
Chứng cứ phải được bảo quản, không để bị mất, thất lạc, hoặc giảm giá trị chứng minh.
Chứng cứ có thể do đương sự, tòa án hoặc người nào đó lưu giữ. Người nào lưu giữ chứng cứ phải có trách nhiệm bảo quản chứng cứ.
Để xác định được trách nhiệm của người lưu giữ chứng cứ trong việc bảo quản trứng; khi giao nhận chứng cứ đều phải có biên bản phản ánh lại. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản; được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ đó.
Bảo vệ chứng cứ trong Tố tụng dân sự
Bảo vệ chứng cứ là chống lại các hành vi xâm phạm chứng cứ; để giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ. Trong tố tụng dân sự; việc bảo vệ chứng cứ giữ được giá trị chứng minh của chứng cứ; bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng và đúng đắn. Việc bảo vệ chứng cứ được thực hiện theo quy định tại Điều 110 BLTTDS năm 2015.
Bảo vệ chứng cứ được thực hiện trong trường hợp có hành vi tiêu hủy ; xâm phạm đến chứng cứ; hoặc có nguy cơ chứng cứ bị tiêu hủy. Tòa án ra quyết định bảo vệ chứng cứ theo yêu cầu của đương sự; hoặc khi xét thấy cần thiết. Trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy , có nguy cơ bị tiêu hủy ; hoặc sau này khó có thể thu thập được; thì đương sự có quyền làm đơn đề nghị tòa án quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ.
Khi quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ chứng cứ; tòa án phải ra quyết định bằng văn bản. Tòa án có thể quyết định áp dụng một; hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, thu giữ; chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm; lập biên bản và các biện pháp khác để bảo vệ chứng cứ. Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành vi đe dọa, khống chế; hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi.
Ngoài ra, tòa án có thể áp dụng các biện pháp xử lí những người có hành vi xâm phạm đến chứng cứ; theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Chứng cứ trong Tố tụng dân sự.”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102 . Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chứng cứ có 2 dạng cơ bản sau:
+ Các dấu vết phi vật chất, liên quan đến các tình tiết của vụ án được phản ánh vào ý thức của con người.
+ Các dấu vết vật chất.
Chứng cứ có 03 đặc điểm sau:
– Chứng cứ là những gì có thật;
– Được đương sự, cá nhân và cơ quan, tổ chức khác giao nộp, Tòa án thu thập theo trình tự thủ tục do BLTTDS quy định;
– Được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không.
Các nguồn khác mà pháp luật không quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.