Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Vợ chồng tôi đang tìm hiểu và muốn mua một căn hộ chung cư. Tuy nhiên chúng tôi được giới thiệu mua một căn chung cư tuy nhiên lại chưa có sổ hồng. Nếu chúng tôi mua căn chung cư đó thì có rủi ro gì không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Chung cư không có sổ hồng thì sao” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Chung cư không có sổ hồng thì sao
Hình thức mua bán căn hộ chung cư chưa có sổ hồng mang rất nhiều tiềm ẩn rủi ro khi mua căn hộ chưa có sổ hồng. Bởi lẽ, khi thực hiện hành vi mua bán, hai bên mua & bán chỉ tiến hành làm các loại giấy tờ như hợp đồng đặt cọc, chuyển nhượng, công chứng, di chúc,..
Đặc biệt, theo quy định của pháp luật. Các căn hộ chung cư chưa có sổ hồng khi được thực hiện mua bán, chỉ được phép ký hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng. Và đối với dạng văn bản này thì người nhận chuyển nhượng sẽ phải chịu nhiều rủi ro. Cụ thể như sau khi ký hợp đồng, bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng bị mất liên lạc với nhau. Hoặc người chuyển nhượng bị mất năng lực hành vi dân sự.
Một số dự án Căn hộ đang trong thời gian cấp sổ hồng, khách hàng sẽ mua bán theo dạng ủy quyền toàn phần. Do chủ đầu tư không hỗ trợ vấn đề xác nhận căn hộ do đã nộp hồ sơ lên Sở tài nguyên môi trường.
Mua căn hộ của những chủ đầu tư có độ uy tín thấp, sẽ làm tăng rủi ro không có sổ hồng.
Việc mua căn hộ chung cư chưa có sổ hồng được xem là khá mạo hiểm, tuy nhiên còn phụ thuộc vào lý do mà chung cư đó không có sổ hồng. Để chắc chắn, quý khách hàng nên trực tiếp hỏi những người dân khu vực, hoặc tìm kiếm các thông tin thông qua các phương tiện truyền thông. Để có những thông tin chính xác nhất, và cũng như giảm thiểu được rủi ro ở mức tối đa.
Làm gì để giảm thiểu tối đa rủi ro khi mua dự án căn hộ chưa có sổ hồng?
Mua căn hộ chưa có sổ hồng trực tiếp từ chủ đầu tư
Nếu mua nhà chung cư chưa sổ hồng từ chính chủ đầu tư thì hợp đồng mua nhà phải được ký trực tiếp với chủ đầu tư và nếu như trong thời điểm giao nhà mà chủ đầu tư vẫn chưa có sổ hồng thì hợp đồng đó phải được công chứng và trong hợp đồng phải ghi chú lại thời điểm có sổ hồng là khi nào.
Để đảm bảo chắc chắn, người mua nên đàm phán để giữ lại phần trăm giá trị của nhà chung cư, đến khi nhận sổ hồng sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại.
Mua chung cư chưa có sổ hồng từ các hộ gia đình hoặc cá nhân
Nếu bạn mua nhà chung cư chưa sổ hồng từ cá nhân hoặc hộ gia đình thì khi công chứng hợp đồng buộc người bán phải xuất trình hợp đồng mua bán với chủ đầu tư trước đó để thể hiện tính pháp lí của căn nhà.
Nếu như nhà chung cư đó đã mua bán lần thứ 3 thì khi công chứng phải xuất trình hợp đồng mua bán lần cuối cùng và quá trình mua – bán phải được thông qua chủ đầu tư, vì có những trường hợp sẽ bị vô hiệu hóa nên như bỏ qua xác nhận của chủ đầu tư.
Trường hợp này có khá nhiều rủi ro, bởi vậy, hai bên mua và bán nên thực hiện giao dịch ở phòng công chứng để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho cả hai bên, đặc biệt là bên mua.
Mua dự án chưa có sổ hồng từ chủ đầu tư thứ cấp
Nếu quý khách hàng mua dự án chưa có sổ hồng từ các chủ đầu tư thứ cấp. Thì phải thực hiện mua căn hộ chung cư chưa có sổ hồng thông qua sàn giao dịch bất động sản theo quy định & pháp luật về kinh doanh bất động sản (không phân biệt đã nhận bàn giao nhà ở hoặc chưa nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư).
Cũng tương tự như mua nhà chung cư chưa có sổ hồng của hộ gia đình hoặc cá nhân, trong trường hợp này, hai bên mua bán nên lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư tại văn phòng công chứng để đảm bảo giá trị pháp lý của giao dịch và an toàn cho người mua.
Nguyên nhân của tình trạng chung cư chưa được cấp sổ hồng
Để giải đáp được thắc mắc có nên mua chung cư không có sổ hồng, chúng ta cần nắm được các nguyên nhân khiến căn hộ chưa được cấp sổ. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng chung cư chưa được cấp sổ hồng:
– Chủ đầu tư dự án không cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý, hoặc giấy tờ không minh bạch, rõ ràng;
– Chủ đầu tư không thể hoàn thành công trình, hoặc hoàn thành nhưng không giống với thiết kế ban đầu;
– Chủ đầu tư sử dụng dự án chung cư để thế chấp vay vốn ngân hàng;
– Trong quá trình xây dựng dự án phát sinh tranh chấp về giải phóng mặt bằng, người dân cảm thấy không thỏa đáng với mức đền bù giải phóng mặt bằng.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Chung cư không có sổ hồng thì sao ” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề tra cứu quy hoạch đất. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Tài sản đang cho thuê có được thế chấp không?
- Anh em 4 đời có lấy nhau được không
- Nơi đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- Giấy tờ thay thế giấy đăng ký kết hôn
Câu hỏi thường gặp
– Thông thường các dự án căn hộ sẽ có biên độ giá tăng dần đều từ khi mở dự án xây móng cho đến bàn giao và cấp sổ hồng. Đi kèm với rủi ro chưa có sổ là việc mua được với mua giá thấp hơn 10-15%.
– Vậy nên việc tìm hiểu kỹ về uy tín chủ đầu tư, chất lượng căn hộ, và thời gian nhận nhà chưa quá 2 năm thì lựa chọn mua căn hộ đã giao nhà chưa có sổ hồng vẫn là 1 phương án tiết kiệm tốt.
Căn cứ theo điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, một trong những điều kiện mua bán chung cư là phải có Giấy chứng nhận (sổ hồng), trừ trường hợp mua bán chung cư hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 123 Luật nhà ở 2014, chung cư chưa có sổ hồng vẫn được phép mua bán bằng hình thức chuyển nhượng hợp đồng mua bán chung cư thương mại.
Hiện nay, hộ gia đình mua chung cư chưa được cấp sổ hồng có thể sử dụng Hợp đồng mua bán nhà ở hoặc các giấy tờ tương tự chứng minh đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư để làm căn cứ đăng ký thường trú.
Như vậy, chung cư dù chưa có sổ hồng vẫn có thể đăng ký thường trú nếu là nhà ở thuộc sở hữu của người đó hoặc được chủ hộ và chủ sở hữu đồng ý nếu chung cư này không thuộc sở hữu của người đó.