Chào Luật sư hiện nay tôi có ý định đi thuê nhà chung cư ở. Tuy nhiên mấy hôm nay cũng đi tìm nhưng chưa được căn nào ưng ý. Chung cư mà giá vừa phải thì có điều bất tiện, còn chung cư đúng ý tôi thì giá thuê lại quá cao. Bạn tôi cũng có giới thiệu cho tôi một căn chung cư nhưng tôi thấy không đảm bảo độ an toàn phòng cháy chữa cháy. Hiện nay quy đjnh về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy cho các chung cư theo quy định của pháp luật ra sao? Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu? Chung cư thiếu các phương tiện phòng cháy chữa cháy thì mức phạt tối đa là bao nhiêu tiền? Người thuê chung cư có trách nhiệm trong việc phòng chống cháy nổ cho chung cư như thế nào? Rất mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề “Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu?” chúng tôi xin được tư vấn đến bạn nội dung như sau:
Đối tượng nào cần phải xin Giấy phép PCCC?
Hiện nay theo quy định đối với một số tổ chức, cơ sở cần phải xin giấy phép PCCC theo quy định. Đó là những nơi có số lượng người nhất định nếu xảy ra hỏa hoạn thì sẽ khó kiểm soát được và gây nguy hiểm nên cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về phòng cháy và chữa cháy. Hiện nay có những đối tượng mà theo luật cần xin giấy phép PCCC là:
Căn cứ quy định của Nghị định 136/2020/NĐ-CP những đối tượng thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy gồm có
- Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp.
- Nhà chung cư; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá; nhà hỗn hợp.
- Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở; trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục.
- Bệnh viện; phòng khám đa khoa,… trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
- Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung.
- Chợ; trung tâm thương mại, điện máy; siêu thị; cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện ích; nhà hàng, cửa hàng ăn uống.
- Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch.
- Nhà làm việc của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội,…
Và một số đối tượng khác được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, bắt buộc các đối tượng quy định tại Phụ lục V phải có Giấy chứng nhận Thẩm duyệt về PCCC theo quy định.
Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu?
Đối với chung cư hiện nay thì đa số đều là các tòa nhà cao tầng. Chính vì vậy nếu xảy ra cháy nổ nguy hiểm về người và thiệt hại về cả tài sản. Chính vì thế mà việc bảo đảm an toàn cháy nổ luôn cần đặt lên hàng đầu. Quy định chung cư không đảm bảo an toàn PCCC có thể bị xử phạt tiền. Và cụ thể chung cư không bảo đảm an toàn PCCC có thể bị xử phạt tiền như sau:
Mục 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ gồm có:
Vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và thực hiện nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối hành vi không niêm yết biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy; biển cấm, biển cảnh báo tại khu vực, nơi nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không chấp hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ,..
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có nội quy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhưng trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền; Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;…
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Vi phạm quy định về hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi:
+ Không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
+ Không cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Xem thông tin liên quan>>
Dịch vụ tư vấn hồ sơ PCCC nhanh gọn, tiết kiệm chi phí
Quy định PCCC nhà 3 tầng thế nào?
Chung cư mini có cần xin giấy pccc không?
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận PCCC cho chung cư thế nào?
Hiện nay việc cấp Giấy chứng nhận PCCC cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Chính vì vậy mà khi xây dựng hoặc đưa vào sử dụng thì các chủ thể đều cần phải chú ý về những thông số, những phương tiện chữa cháy và phòng cháy cơ bản nhất. Cụ thể về các điều kiện để có thể được cấp giấy chứng nhận PCCC cho chung cư hiện nay là:
Theo khoản 1 Điều 5 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP, để được cấp Giấy chứng nhận PCCC cho chung cư, cơ sở có nguy cơ về cháy, nổ phải đáp ứng một loạt điều kiện an toàn sau đây:
- Thứ nhất, cơ sở phải có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với các quy chuẩn và tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
- Thứ hai, cơ sở phải có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thứ ba, cơ sở phải đảm bảo rằng hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an. Điều này giúp tránh nguy cơ cháy nổ liên quan đến hệ thống điện và thiết bị.
- Thứ tư, cơ sở phải có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc để phục vụ chữa cháy. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phải đảm bảo về số lượng và chất lượng phù hợp với các quy chuẩn và tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
Ngoài ra, trường hợp chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên cơ sở phải có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phù hợp với loại hình, quy mô của cơ sở, được đào tạo nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận PCCC cho chung cư có những gì?
Để được cấp giấy chứng nhận PCC cho chung cư thì cần chuẩn bị những loại giấy tờ, hồ sơ theo quy định đã được đặt ra. Việc chuẩn bị này giúp cho hồ sơ được chu đáo và đáp ứng được những điều kiện luật định trong lĩnh vực này. Hiện nay hồ sơ cấp giấy chứng nhận PCCC cho chung cư gồm có những nội dung sau đây:
Theo Phụ lục của Thông tư 06/2022/TT-BCA Quy định về quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công an nhân dân, để được cấp Giấy chứng nhận PCCC cho chung cư, người nộp đơn phải chuẩn bị các nội dung sau đây:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy;
- Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy và văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo;
- Bản thống kê các phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị;
- Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy chữa cháy;
- Phương án chữa cháy.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn luật dân sự vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục nhận con nuôi đích danh trong nước năm 2023
- Tải xuống mẫu đơn xác nhận con chung mới năm 2023
- Thủ tục nhận con nuôi trên 18 tuổi như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận PCCC theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan Cảnh sát PCCC tại địa phương. Trường hợp uỷ quyền cho một cá nhân, tổ chức thì phải có văn bản uỷ quyền kèm theo
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận tính hợp lệ và cấp giấy biên nhận
– Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
– Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.