Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Chi, trước đây tôi từng làm điều dưỡng tuy nhiên do hoàn cảnh thay đổi nên giờ tôi đã chuyển sang bán dược phẩm. Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng cũng vì vậy mà bỏ đó không dùng tới nữa. Tôi băn khoăn liệu nếu như sau này tôi muốn trở lại làm điều dưỡng viên thì còn được nữa không, chứng chỉ hành nghề này có thời hạn trong khoảng thời gian bao lâu theo quy định pháp luật. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi hồ chứng chỉ hành nghề điều dưỡng có thời hạn bao lâu không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng có thời hạn bao lâu?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Vai trò của điều dưỡng trong y tế như thế nào?
Chăm sóc sức khỏe
Điều dưỡng viên nắm một vị trí quan trọng trong các cơ sở y tế và các bệnh viện. Họ đều là những người có chuyên môn kĩ thuật cao, thực hiện công việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Vừa là người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, lắng nghe và đáp ứng nhu cầu y tế cho bệnh nhân. Qua đó giúp bạn lên kế hoạch chăm sóc hiệu quả nhất, đồng thời rút ngắn thời gian hồi phục cho người bệnh.
Giao tiếp với người bệnh, người nhà
Điều dưỡng viên đều là người được đào tạo về kĩ năng giao tiếp với người bệnh cũng như người nhà. Họ sẽ trực tiếp an ủi, động viên và có khả năng thuyết phục người bệnh an tâm điều trị. Không chỉ vậy, vai trò của điều dưỡng còn giúp an ủi người nhà của bệnh nhân để họ vững tâm qua giai đoạn khó khăn, nhất là những ca bệnh nặng.
Tư vấn y tế
Điều dưỡng viên có vai trò về tư vấn y tế, họ sẽ sử dụng kiến thức chuyên ngành kết hợp với những kinh nghiệm thực tế để tư vấn cho người nhà về cách chăm sóc sức khỏe người bệnh tốt nhất. Qua đó giúp rút ngắn thời gian phục hồi kết hợp với các yếu tố về nên ăn gì, kiêng gì và uống gì, chế độ tập luyện như thế nào…
Giáo dục
Mỗi người Điều dưỡng còn có vai trò hỗ trợ các học viên ngành Điều dưỡng trong tương lai. Thông qua hình thức truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức đầy đủ để giúp các bạn được vững vàng hơn, được kế thừa những kỹ năng điêu luyện, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ở lĩnh vực y tế.
Nghiên cứu khoa học
Vai trò nghiên cứu khoa học của Điều dưỡng viên có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Bằng những kinh nghiệm sẵn có của mình, họ sẽ đóng góp kiến thức trong các công trình nghiên cứu. Còn đối với chương trình nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ với các bài báo cáo dự thi, thì hiện nay đã có nhiều ứng dụng được thực hiện lĩnh vực y tế, đóng góp phần không nhỏ cho sự phát triển của tương lai.
Điều dưỡng đóng góp vai trò cực kỳ to lớn trong đội ngũ y tế. Họ vừa là sợi dây kết nối giữa người bệnh, người nhà với các bác sĩ cùng trong lĩnh vực này. Ngoài ra họ còn là người giúp đỡ, nâng cao kiến thức, sẻ chia đồng thời giúp mở rộng sự hiểu biết đồng thời để hoàn thành chương trình giáo dục, nghiên cứu với mục tiêu đem đến lợi ích cho tất cả mọi người.
Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng có thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 25 Luật khám chữa bệnh 2009 quy định:
– Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng được cấp cho người đáp ứng đủ những điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng theo quy định của pháp luật (điều kiện về thời gian thực hành; điều kiện về chứng chỉ, văn bằng được cấp; điều kiện về sức khỏe, đối với người nước ngoài thì còn cần điều kiện về ngôn ngữ, lý lịch tư pháp….).
– Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng được cấp 01 lần và có giá trị trong phạm vi cả nước.
– Trong chứng chỉ hành nghề có những nội dung sau:
+ Thông tin cơ bản của người được cấp chứng chỉ: họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, bằng cấp chuyên môn.
+ Hình thức hành nghề của người được cấp chứng chỉ.
+ Phạm vi hoạt động chuyên môn của người được cấp chứng chỉ.
=> Có thể thấy, hiện nay pháp luật không quy định về thời hạn của chứng chỉ hành nghề điều dưỡng, tuy nhiên người có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng có thể bị thu hồi chứng chỉ khi thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 29 Luật khám chữa bệnh 2009. Cụ thể đó là những trường hợp sau:
(1) Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng được cấp không đúng thẩm quyền
(2) Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng có nội dung trái với quy định của pháp luật.
(3) Người hành nghề điều dưỡng không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục.
(4) Người hành nghề điều dưỡng không đủ sức khỏe để hành nghề.
(5) Người hành nghề điều dưỡng được xác định là có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.
(6) Người hành nghề điều dưỡng thuộc một trường những trường hợp:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự/đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của Tòa án/quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh bắt buộc.
+ Đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án;
+ Đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh.
+ Người hành nghề điều dưỡng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Thời gian thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng là bao lâu?
Thời gian thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề được quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư 41/2011/TT-BYT, cụ thể:
– Đối với điều dưỡng viên đã thực hiện việc khám, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:
+ Được xác nhận là có đủ thời gian thực hành khi: có thời gian khám chữa bệnh ít nhất là 09 tháng liên tục tại các cơ sở khám chữa bệnh.
+ Trường hợp có thời gian khám chữa bệnh chưa đủ 09 tháng liên tục tại các cơ sở khám, chữa bệnh thì cần phải tiếp tục thực hành cho đến khi đủ 09 tháng liên tục theo quy định của pháp luật (khoảng thời gian khám chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính vào thời gian thực hành)
+ Trường hợp có thời gian khám chữa bệnh ít nhất là 09 tháng tại các cơ sở khám, chữa bệnh nhưng sau đó lại không thực hiện việc khám chữa bệnh trong thời gian là 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì cần phải thực hiện khám chữa bệnh trong thời gian 09 tháng liên tục tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
– Đối với điều dưỡng viên thực hiện khám chữa bệnh từ ngày 01/01/2012 thì cần phải có thời gian thực hiện khám chữa bệnh từ 09 tháng liên tục trở lên thì mới được xác nhận là hoàn thành thời gian thực hành.
=> Thời gian thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng là: 09 tháng liên tục thực hành tại các cơ sở khám chữa bệnh. Đây cũng là một trong những điều kiện bắt buộc cần phải đáp ứng trước khi làm thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng có thời hạn bao lâu?”, Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan như tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh… Nếu quy khách hàng còn phân vân, cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,… hãy liên hệ cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp như thế nào?
- Khám bệnh ngoại trú trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không ?
- Cách sử dụng căn cước công dân gắn chíp trong khám, chữa bệnh BHYT năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 1 Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định rõ về những trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dưới đây:
Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật;
Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;
Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh;
Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;
Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề;
Người hành nghề thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật này.
Như vậy, trường hợp không làm trong 03 năm thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Điều Dưỡng. Trước hết để được cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng thì bạn cần phải lựa chọn ngôi trường đào tạo ngành Điều dưỡng uy tín và chất lượng
Đối với trường hợp là người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài muốn được cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam thì cần đáp ứng đủ điểu kiện tại Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009. Cụ thể như sau:
“Điều 19. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật này.
3. Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.
4. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.”
Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
– Đơn đăng ký;
– Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;
– Giấy chứng nhận sức khỏe;
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Đối với người nước ngoài, ngoài những quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 107 Luật Thú y 2015 còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.