Trong các doanh nghiệp, công ty, đặc biệt là các cơ quan nhà nước, nhân viên văn thư lưu trữ là bộ phận phụ trách việc quản lý, lưu trữ văn thư được chuyển đến và chuyển đi của đơn vị. Trong một số doanh nghiệp, nhân viên văn thư cũng là người quản lý tài sản, hồ sơ nhân sự của công ty,…Vậy người làm văn thư lưu trữ cần những điều kiện gì? Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư lưu trữ được quy định như thế nào?
Văn thư lưu trữ là gì?
Công tác văn thư bao gồm các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức; lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư.
Công tác lưu trữ bao gồm các công việc về thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê và sử dụng tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức).
Nhiệm vụ của văn thư lưu trữ
Một số nhiệm vụ của văn thư lưu trữ:
– Trình bày, trình bảo lên Bộ trưởng Bộ Nội Vụ để ban hành, xem xét hoặc trình lên các cơ quan có thẩm quyền, đưa ra những chiến lược, chuyên án, đề án, dự án, kế hoạch,…
– Tham mưu và đưa ra những ý kiến giúp cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ dễ dàng thực hiện công tác quản lý, văn thư lưu trữ, gồm có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục phổ cập các chính sách pháp luật, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, từ đó đưa ra những giải pháp, chiến lược, lên kế hoạch cho những dự án để quy hoạch dài hạn.
- Thống nhất trong quản lý các vấn đề về công tác văn thư, lưu trữ trong phạm vi toàn quốc.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra và thực hiện đúng với quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ. Bên cạnh đó, công tác văn thư lưu trữ còn tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ năng công tác đối với các cán bộ làm công tác này.
- Tổ chức kiểm tra, cũng như cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra nhiệm vụ lưu trữ để các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ cũng như khởi hành nghề lưu trữ.
– Công tác văn thư lưu trữ thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật đề ra:
- Thực hiện, tổ chức những hoạt động về sưu tầm các tài liệu liên quan đến lưu trữ, xác định và chỉnh lý giá trị của tài liệu đó.
- Tổ chức thực hiện những tài liệu điện tử thuộc các nguồn tài liệu lưu trữ nộp trong lưu trữ quốc gia theo quy định của pháp luật, cùng với đó cung cấp các dịch vụ công về công tác văn thư, lưu trữ.
- Hiện đại hóa các kỹ thuật, cơ sở vật chất của công tác văn thư lưu trữ. Tổ chức thực hiện những các chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu mà nhà nước đã được phê duyệt, công tác bảo vệ chính trị và nội bộ bởi các cấp có thẩm quyền.
- Hợp tác giữa văn thư lưu trữ và khoa học, chuyển giao giữa văn thư và lưu trữ.
– Quản lý cũng như tổ chức các bộ máy và quản lý công chức, viên chức, người lao động.
– Quản lý sổ sách và các dữ liệu đã được lưu trữ trên phần mềm cơ quan,
– Quản lý chặt chẽ và cẩn thận với những vấn đề liên quan quan đến tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản và hành chính,
– Tiếp nhận những thông tin văn bản kịp thời, đầy đủ và đúng chính xác về thông tin văn bản vào trong phần mềm quản lý văn bản quản lý điều hành, hồ sơ lưu trữ trước khi chuyển cho các văn thư đơn vị.
Yêu cầu của văn thư lưu trữ là gì?
1. Nhanh chóng
Một trong các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình, tiến độ giải quyết công việc của các cơ quan, doanh nghiệp đó chính là xây dựng văn bản, tổ chức quản lý và giải quyết văn bản. Chính vì vậy, quá trình xây dựng văn bản và giải quyết văn bản được thực hiện nhanh chóng sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ làm việc của các cơ quan, giảm được sự bất cập trong văn bản, hạn chế tình trạng tốn kém thời gian, tiền của, công sức.
2. Chính xác
Yêu cầu công việc của văn thư lưu trữ là tính chính xác. Không chỉ cần chính xác trong nội dung của văn bản mà còn cần phải chính xác ở cả thể thức văn bản và khâu kỹ thuật nghiệp vụ.
3. Bí mật
Các văn bản đến và đi của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể có những vấn đề thuộc phạm vi bí mật. Do đó, cần phải đảm bảo tính bảo mật ngay từ việc bố trí phòng làm việc của bộ phận văn thư, chọn lựa tuyển dụng nhân viên cho tới việc xây dựng văn bản, tổ chức quản lý và giải quyết văn bản. Các khâu này đều cần đảm bảo yêu cầu như quy định trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật Quốc gia của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Hiện đại
Các công việc của văn thư lưu trữ thường cần tới sự hỗ trợ của các phương tiện và kỹ thuật hiện đại. Do vậy, việc hiện đại hóa cho văn phòng và công việc của văn thư là rất cần thiết bởi nó có thể giúp nâng cao hiệu suất lẫn chất lượng công việc. Hiện đại hóa các công tác văn thư là một trong các vấn đề bức thiết mà các cơ quan, tổ chức cần quan tâm. Tuy nhiên, không vì thế mà tiến hành nóng vội. Thay vào đó hãy hiện đại công tác văn thư từng bước, phù hợp với trình độ công nghệ chung của đất nước, điều kiện tài chính của công ty. Các tư tưởng lạc hậu, bảo thủ nên được loại bỏ sớm và mạnh dạn áp dụng các sáng chế để nâng cao hiệu quả công tác văn thư.
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư lưu trữ
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư lưu trữ là sự chứng nhận kiến thức và năng lực của một cá nhân trong lĩnh vực văn thư lưu trữ. Chứng chỉ này cần thiết cho những cán bộ, viên chức muốn thi công chức, hay những cá nhân đang muốn công tác ở vị trí văn thư lưu trữ nhưng không học chuyên ngành văn thư lưu trữ ở các trường Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học.
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Lưu trữ năm 2011 thì:
– Cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có lý lịch rõ ràng;
- Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành về lưu trữ phù hợp;
- Đã trực tiếp làm lưu trữ hoặc liên quan đến lưu trữ từ 05 năm trở lên;
- Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
– Những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bao gồm:
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
- Người đã bị kết án về một trong các tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia; tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc hủy tài liệu bí mật công tác.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư lưu trữ. Quý khách hàng có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm về mẫu đơn xin cấp lại hộ chiếu bị mất, đất thổ cư, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, bảo hiểm xã hội,…Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế?
- Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên cần tuân thủ nguyên tắc gì?
- Vay tiền Hội phụ nữ phường hiện nay như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Thông tư số 13/2014/TT-BNV quy định như sau:
– Nắm vững và thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định, chế độ của ngành về công tác lưu trữ;
– Nắm vững lý luận, lịch sử và thực tiễn công tác lưu trữ Việt Nam; hiểu biết, cập nhật kịp thời những công nghệ hiện đại, xu thế phát triển về công tác lưu trữ của thế giới;
– Nắm vững kiến thức của các môn khoa học và chuyên ngành có liên quan đến việc thu thập, sưu tầm, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, khai thác sử dụng tài liệu;
– Có năng lực xây dựng phương án quản lý nghiệp vụ lưu trữ và thủ tục hành chính về lưu trữ; tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy trình nghiệp vụ lưu trữ;
– Có năng lực, kỹ năng quản lý và tổ chức lao động khoa học trong hoạt động lưu trữ. Vận dụng có hiệu quả những kinh nghiệm tiên tiến trong nước và thế giới vào công tác lưu trữ;
– Có năng lực tổng hợp, tổ chức chỉ đạo, triển khai nghiệp vụ lưu trữ; tổ chức phối hợp và kiểm tra kết quả công tác của các viên chức trong thực hiện nghiệp vụ lưu trữ;
– Đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lưu trữ viên chính thì phải là người đã chủ trì, tham gia ít nhất 1 (một) đề tài, đề án nghiên cứu, công trình khoa học cấp bộ, ngành, tỉnh (hoặc chủ trì ít nhất 1 (một) đề tài, đề án nghiên cứu, công trình khoa học cấp cơ sở) được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu; hoặc là tác giả của ít nhất 3 (ba) bài báo khoa học được công bố trên tạp chí chuyên ngành; hoặc có ít nhất 1 (một) sáng kiến được áp dụng có hiệu quả vào công tác lưu trữ được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
– Viên chức thăng hạng từ chức danh lưu trữ viên (hạng III) lên chức danh lưu trữ viên chính (hạng II) phải có thời gian công tác giữ chức danh lưu trữ viên (hạng III) tối thiểu đủ 9 (chín) năm. Trong đó, đã tốt nghiệp đại học trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 3 (ba) năm trở lên.
Công việc của văn thư lưu trữ trong doanh nghiệp thường là:
– Chuẩn bị tài liệu cho các kế hoạch, báo cáo
– Chuẩn bị tài liệu cho các kế hoạch, báo cáo
– Lưu hành và thông báo các tài liệu trong doanh nghiệp