Xin chào Luật sư X, tôi đang gặp vấn đề như sau rất mong được tư vấn. Giới tính của tôi là nam và tôi muốn chuyển đổi sang giới tính nữ; nhưng chưa phẫu thuật chuyển giới. Vậy tôi chưa phẫu thuật chuyển giới có thay đổi giới tính trên giấy tờ được không? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Phòng tư vấn Luật dân sự của Luật sư X. Với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nghị định 88/2008/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Chuyển đổi giới tính là gì?
Giới tính là đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất; nghĩa là giữa nam và nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có những sự khác biệt như về mặt sinh học; không thể thay đổi được giữa nam và nữ; do các yếu tố sinh học quyết định.
Chuyển đổi giới tính (hoặc phẫu thuật chuyển giới) là khái niệm dùng để chỉ những biện pháp y khoa; dùng để thay đổi giới tính của một người; trong đó bao gồm những công đoạn như kiểm tra tâm lý; phẫu thuật chuyển giới; tiêm hoóc-môn; phẫu thuật chỉnh hình;… Người chuyển đổi giới tính là người đã thực hiện chuyển đổi giới tính. Do đó, khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với thuật ngữ người chuyển giới; dùng để chỉ những người có cảm nhận giới tính khác với giới tính của cơ thể (giới tính sinh học) của mình; bất kể rằng người này có thực hiện chuyển đổi giới tính hay không.
Chưa phẫu thuật chuyển giới có thể thay đổi giới tính trên giấy tờ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 37: Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”
Có thể thấy, quy định của pháp luật còn chưa rõ về việc chưa phẫu thuật chuyển giới có thể thay đổi giới tính trên giấy tờ hay không. Hiện nay, việc đăng ký thay đổi giấy tờ hộ tịch chỉ áp dụng với người “đã chuyển đổi giới tính“. Tuy nhiên, chưa có định nghĩa cụ thể “đã chuyển đổi giới tính” có phải là “đã phẫu thuật chuyển giới“; hay chỉ cần các biện pháp y tế; tâm lý khác cũng đã có thể coi là “đã chuyển đổi giới tính“.
Như vậy, quy định về chuyển đổi giới tính của Bộ luật Dân sự 2015 vẫn chưa đi vào chi tiết. Do đó, người chuyển giới gặp rất nhiều khó khăn khi thay đổi hộ tịch. Tuy nhiên, các quy định về chuyển đổi giới tính được thông qua cũng là bước khởi đầu rất thuận lợi cho những người chuyển giới. Trong tương lai, cộng đồng xã hội sẽ cần tiếp tục lên tiếng và vận động cho sự bình đẳng này.
Trình tự thủ tục xác định lại giới tính của người đã chuyển đổi giới tính
Đề nghị xác định lại giới tính
Sau khi đã phẫu thuật chuyển giới, bạn cần làm hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính; theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 88/2008/NĐ-CP thì hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị xác định lại giới tính theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
+ Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu.
Thủ tục đề nghị xác định lại giới tính
+ Người đề nghị xác định lại giới tính gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính;
+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xem xét; và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn. Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Sau khi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính hợp lệ và được thông qua; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính; và cấp giấy chứng nhận y tế sau khi đã xác định lại giới tính cho người đã được can thiệp y tế.
Giấy chứng nhận y tế này là căn cứ để đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư dân sự của Luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015, người chuyển giới có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; như: quyền thay đổi họ, tên, thay đổi quốc tịch,… Theo đó, tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên; trong trường hợp đã chuyển đổi giới tính. Từ những phân tích trên có thể thấy, đối với người đã sang Thái Lan chuyển đổi giới tính; pháp luật Việt Nam công nhận giới tính mới của họ với đầy đủ các quyền nhân thân.
Trong những năm qua mọi người đã nhìn nhận và dường như không còn có thái độ kỳ thị với người chuyển giới nữa. Điều này cũng được pháp luật quy định tại Điều 36 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 36: Quyền xác định lại giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”
Đồng thời, việc chuyển giới được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này; và luật khác có liên quan.
Như vậy, có thể nói cánh cửa cho phép việc chuyển đổi giới tính đã được mở; cho phép những người đã tiến hành chuyển giới trước đó đăng ký lại giới tính thật của mình. Và mở ra việc xây dựng dự thảo luật về việc chuyển đổi giới tính; cho phép những người có nhu cầu xác định lại giới tính thật có thể tiến hành theo quy định của pháp luật.
Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau: https://lsx.vn/chuyen-doi-gioi-tinh-phap-luat-viet-nam-co-cho-phep/
Điểm e Khoản 1 Điều 28, Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép công dân được chuyển đổi giới tính theo quy định của luật. Đồng thời, cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền; nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi; theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Tính đến nay, không nhiều quốc gia công nhận chuyển đổi giới tính. Vì vậy, quy định nêu trên của Bộ luật Dân sự 2015 được cho là tiến bộ; tạo ra hành lang pháp lý cho các vấn đề về chuyển đổi giới tính. Điểm c Khoản 2 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 cho phép ghi vào Sổ hộ tịch việc xác định lại giới tính của cá nhân; theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điểm d Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 cũng quy định rằng trường hợp xác định lại giới tính; công dân được đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.