Buồng hạnh phúc là một phần thưởng dành cho phạm nhân khi ở trong tù. Vậy chưa phải vợ chồng thì có vào buồng hạnh phúc được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để trả lời câu hỏi này nhé!
Căn cứ pháp lý
Buồng hạnh phúc là gì?
“Buồng hạnh phúc”, “Nhà 24 giờ”, “Buồng vợ chồng”… là những cái tên thường gọi của phòng riêng trong nhà thăm gặp ở trại giam. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi đây là các phòng riêng thường dành cho các phạm nhân cải tạo tốt có cơ hội được gặp riêng vợ/chồng mình trong vòng 24h.
Về lịch sử, người có công sáng lập ra buồng hạnh phúc trong trại giam là cụ Hoàng Mai, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát trại giam thời kỳ 1960. Thoạt đầu ý tưởng này đã gặp nhiều ý kiến phản đối quyết liệt.
Có người cho rằng đó là nơi giam giữ những người phạm tội. Vậy tại sao lại để vợ chồng được phép ngủ với nhau ở đó. Nhưng Cục trưởng Hoàng Mai nói rằng đó là sự động viên lớn đối với những người đang cải tạo. Được gặp gia đình, vợ con, họ sẽ yên tâm cải tạo, lao động tích cực hơn nữa để ngày về ngắn lại. Phòng hạnh phúc đầu tiên được ra đời tại trại giam Bất Bạt, Sơn Tây với 5-6 phòng hạnh phúc. Tuy nhiên sau khi bị đánh sập, toàn bộ khu trại đã được nhập về trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên). Do thấy được mặt tích cực của mô hình này thông qua sự tiến bộ của phạm nhân. Nhà 24 giờ đã được khuyến khích áp dụng cho tất cả các trại giam.
Chưa phải vợ chồng thì có vào buồng hạnh phúc được không?
Điều kiện để thăm gặp phạm nhân ở buồng hạnh phúc như sau:
Với phạm nhân
-Phạm nhân, thuộc một trong các trường hợp:
+Có ít nhất hai quý liền kề thời điểm gặp thân nhân được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên và thời gian từ khi xếp loại quý liền kề gần nhất đến thời điểm gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên thì có thể được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 03 giờ;
+Có ít nhất bốn quý liền kề thời điểm gặp thân nhân được xếp loại tốt và thời gian từ khi xếp loại quý liền kề gần nhất đến thời điểm gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù tốt và được khen thưởng do có thành tích lao động, học tập theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì có thể được gặp vợ, chồng ở phòng riêng từ trên 03 giờ đến không quá 24 giờ;
Về phía người vợ/chồng của phạm nhân
Thân nhân là vợ hoặc chồng của phạm nhân có đủ điều kiện gặp phạm nhân tại phòng riêng thì phải có giấy đăng ký kết hôn.
Trước khi thăm gặp phải kê khai đồ dùng, tư trang cá nhân để thực hiện thủ tục kiểm duyệt, phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy nhà thăm gặp, cam kết thực hiện, chấp hành quy định về pháp luật dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành. Đặc biệt, đối với phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để đảm bảo thời gian chấp hành án phạt tù.
Đối với trường hợp gặp ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng.
Như vậy, chưa phải vợ chồng thì sẽ không được vào buồng hạnh phúc.
Chưa phải vợ chồng thì có được thăm phạm nhân không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA:
“1. Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.
Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.
2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.”
Như vậy, chưa phải vợ chồng thì vẫn có thể được thăm phạm nhân nếu Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.
Khi đến gặp phạm nhân, phải có đề nghị bằng văn bản (được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và mang theo một trong những giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; Hộ chiếu. Trường hợp không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh có xác nhận, đóng dấu.
Video Luật sư X giải đáp Chưa phải vợ chồng thì có vào buồng hạnh phúc được không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chưa phải vợ chồng thì có vào buồng hạnh phúc được không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Điều kiện để vợ được gặp chồng đang chấp hành án phạt tù tại phòng thăm riêng
- Được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào?
Câu hỏi thường gặp
Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.
Theo quy định tại Điều 54 Luật Thi hành án hình sự 2019, Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách.
Khi phạm nhân được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ thì trong thời gian phạm nhân gặp thân nhân; Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân căn cứ điều kiện cụ thể có thể xem xét cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân tại căng tin Nhà gặp phạm nhân; thời gian ăn cơm không quá 01 giờ. Ngoài ra, khi tổ chức Hội nghị gia đình phạm nhân, do yêu cầu giáo dục cải tạo; cần có sự phối hợp, tác động của gia đình để giáo dục phạm nhân; thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể xem xét; giải quyết cho phạm nhân gặp và ăn cơm cùng thân nhân.