Xin chào luật sư. Tôi và vợ tôi chưa ly hôn nhưng do mâu thuẫn mẹ chồng con dâu nên vợ tôi có bế con tôi về bên nhà ngoại ở. Hiện tại chúng tôi vẫn chưa ly hôn nhưng thuyết phục như thế nào vợ cũng không về. Tôi có thể đón con tôi về nhà được không? Giờ tôi muốn giành quyền nuôi con thì phải làm như thế nào? Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con?
Trường hợp hai vợ chồng chưa có quyết định; hoặc bản án ly hôn của Toà án có hiệu lực pháp luật thì về mặt pháp lý quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại. Do đó, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên; con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động; không có tài sản để tự nuôi sống mình và mất năng lực hành vi dân sự. Đối chiếu quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái được cụ thể như sau:
- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất; trí tuệ; đạo đức; trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Giám hộ; hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới; hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy, chưa ly hôn thì cả vợ và chồng đều có quyền, nghĩa vụ nuôi, chăm sóc con cái.
Vợ chồng đã ly hôn ai được quyền nuôi con?
Trường hợp vợ chồng không thể tiếp tục mối quan hệ hôn nhân; mâu thuẫn không thể giải hòa; mục đích hôn nhân không đạt được thì họ tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án. Tòa án căn cứ ra quyết định hoặc bản án ly hôn chấm dứt mối quan hệ này về mặt pháp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi vợ chồng đã ly hôn thì người vợ được Toà án giao nuôi dưỡng con thì vợ/chồng được Tòa án công nhận quyền nuôi con cũng không được cấm đối phương gặp con theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Theo đó, sau khi ly hôn. Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở; hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom; chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Ngăn cản không cho cha mẹ gặp con thì bị xử lý như thế nào?
Đối chiếu với những quy định nêu trên thì có thể thấy, khi chưa ly hôn, dù hai vợ chồng không ở cùng nhau thì vợ/chồng không có quyền ngăn cấm người còn lại chăm sóc; nuôi dưỡng con. Hay nói cách khác, bất kỳ hành vi ngăn cấm không cho vợ/chồng gặp con khi chưa ly hôn của người người còn lại là hành vi vi phạm pháp luật.
Tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vợ/chồng không cho đối phương thăm nom con cái. Theo đó, mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Vợ chồng không cho gặp con dù chưa ly hôn phải làm sao?
Có thể thấy theo quy định pháp luật hiện hành, việc ngăn cản không cho vợ/chồng gặp con là hành vi bị cấm. Việc giành quyền nuôi con chỉ xảy ra khi hai vợ chồng thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án. Khi hai vợ chồng chưa ly hôn thì hai người vẫn có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng; chăm sóc con. Không ai có quyền ngăn cấm.
Do đó, nếu chồng/vợ bị đối phương cấm gặp con thì trước hết hai người nên thoả thuận lại với nhau. Bởi lẽ, việc giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn không hề có trong quy định pháp luật hiện nay. Giải thích cho vợ/chồng hiểu rõ theo quy định pháp luật hiện hành và việc ngăn cấm của họ là trái với quy định pháp luật về Hôn nhân và Gia đình.
Trong trường hợp hai bên không thể thoả thuận được về vấn đề này. Người bị ngăn cấm cho gặp con có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc hòa giải; cũng như yêu cầu vợ/chồng phải cho đối phương thăm nom con cái.
Nếu cả hai biện pháp nêu trên đều không thực hiện được. Người vợ/chồng có thể làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc theo thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Có thể bạn quan tâm
- Làm lại khai sinh cho con sau ly hôn có được không?
- Ly hôn nhưng chồng không cắt hộ khẩu phải làm sao?
- Ly hôn thuận tình là gì? Hồ sơ, thủ tục như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin trích lục hồ sơ địa chính; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết quyền nuôi con khi chưa ly hôn bao gồm:
– Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.
– Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân; hoặc Căn cước công dân; hoặc hộ chiếu còn hạn; sổ hộ khẩu.
– Giấy khai sinh của con.
– Giấy tờ, chứng cứ chứng minh đã hoà giải nhưng không thành; người vợ/chồng vẫn ngăn cấm không cho đối phương gặp con.
Trường hợp cả hai chưa thực hiện thủ tục ly hôn nhưng lại bị đối phương ngăn cấm việc gặp con thì có thể yêu cầu các cơ quan liên quan đến hôn nhân gia đình như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ… để các cơ quan này thực hiện hoà giải cũng như yêu cầu người vợ/chồng phải cho người còn lại thăm nom con cái.
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, Toà án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu Toà án cư trú; làm việc có quyền yêu cầu Toà án giải quyết yêu cầu khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.