Hiện nay, nhiều người có xu hướng sống chung như vợ chồng thay vì chính thức đăng kí kết hôn. Trong một số trường hợp, một trong 2 bên chẳng may phải chịu án phạt tù khi chưa kịp đăng kí vợ chồng. Vậy, chưa đăng ký kết hôn, có được đi thăm gặp chồng ở trại giam không? Phòng tư vấn pháp lý luật hình sự của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 07/2018/TT-BCA
Nội dung tư vấn
Câu hỏi tình huống
Chào luật sư X,
Tôi và chồng sống chung gần 6 năm nay; nhưng chưa đăng ký kết hôn. Chồng tôi bị bắt do sử dụng trái phép chất ma tuý, tôi muốn đi thăm chồng tôi có được không ạ? Tôi và chồng có một mặt con, giấy khai sinh có tên cha và mẹ là tôi và chồng thì có được dùng để xét thăm gặp không ạ?
Mong luật sư giải đáp.
Chưa đăng ký kết hôn, có được đi thăm gặp chồng ở trại giam không?
Ai được thăm phạm nhân?
Theo điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BCA quy định:
Điều 4. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân
1. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân tối đa không quá 3 (ba) người.
2. Cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc thân nhân khác ngoài những người được quy định tại khoản 1 điều này được thăm gặp phạm nhân nếu Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân và yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.
Vì anh chị chưa đăng ký kết hôn; nên chưa được xem là vợ chồng trên pháp luật; vì thế chị không thể thực hiện thăm chồng theo khoản 1 điều 4 Thông tư này. Tuy nhiên, để thực hiện được thủ tục thăm gặp được chồng thì chị cần thực hiện thủ tục quy định tại khoản 2 điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BCA.
Cần làm gì để thăm chồng đang chịu án tù khi chưa đăng kí kết hôn?
Cụ thể trường hợp này, chị có thể làm đơn trình bày hoàn cảnh của mình cụ thể; cho cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết. Cán bộ trại giam có thể yêu cầu chị thực hiện thủ tục xin giấy xác nhận của ủy ban nhân dân xã.
Theo quy định của pháp luật; thì không có mẫu đơn chung nào để xác nhận sống chung như vợ chồng. Nếu chị muốn có mẫu đơn xin xác nhận chung sống như vợ chồng; thì chị có thể đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi chị thường trú; để được hướng dẫn soạn; hoặc có thể tự soạn mẫu đơn. Việc xác nhận trên sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Giấy tờ phải mang theo khi thăm gặp phạm nhân
Đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BCA khi đến gặp phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản
Ngoài ra, phải có một trong những giấy tờ sau (trừ người dưới 14 tuổi):
- Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân;
- Hộ chiếu;
- Giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên; nếu thuộc lực lượng vũ trang.
Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân; thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân cấp xã; hoặc Công an cấp xã nơi cư trú; hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập; xác nhận, đóng dấu vào đơn; và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Như vậy, thông tin trên đã đã trời cho câu hỏi “Chưa đăng ký kết hôn, có được đi thăm gặp chồng ở trại giam không?”
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Khi giao tiếp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác.
Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.
Phạm nhân gặp thân nhân được kéo dài thời gian thăm gặp không quá 3 (ba) giờ; gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24 (hai bốn) giờ.
Căn cứ điều kiện cụ thể, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định có thể cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân tại căng tin nhà thăm gặp trong thời gian 60 phút (mỗi lần không quá 3 (ba) người).
Việc tổ chức cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ, quản lý chặt chẽ phạm nhân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho thân nhân phạm nhân.