Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Khác

Chưa có giấy khai sinh cần làm thế nào để mang con của người bị kết án vào trại giam?

Tú Uyên by Tú Uyên
Tháng 7 27, 2022
in Luật Khác
0

Có thể bạn quan tâm

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Chưa có giấy khai sinh cần làm thế nào để mang con của người bị kết án vào trại giam?
  3. Xử lý thế nào đối với con của phạm nhân hơn 36 tháng tuổi không có thân nhân nuôi hộ?
  4. Cha mẹ trong tù có đăng ký khai sinh cho con được không?
  5. Thông tin liên hệ
  6. Câu hỏi thường gặp

Chào Luật sư, người thân của tôi hiện đang ở trong tù nhưng con nhỏ vẫn chưa có giấy khai sinh, tôi dự định đem đứa bé vào thăm mej và làm giấy khai sinh luôn. Luật sư cho tôi hỏi Sử dụng tiền âm phủ để được nhận chuyển tiền thì bị xử lý về tội gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Chưa có giấy khai sinh cần làm thế nào để mang con của người bị kết án vào trại giam? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Luật Thi hành án hình sự 2019

Chưa có giấy khai sinh cần làm thế nào để mang con của người bị kết án vào trại giam?

Theo Khoản 2 Điều 26 Luật Thi hành án Hình sự 2015, Điều 26 Luật Thi hành án Hình sự 2015 quy định về hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù như sau:

Trường hợp con của người bị kết án phạt tù theo mẹ vào trại giam thì phải có giấy khai sinh. Trường hợp chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh do cơ quan y tế nơi trẻ em được sinh ra cấp hoặc văn bản của người làm chứng nếu trẻ em được sinh ra ngoài cơ sở y tế; trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có báo cáo bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trại tạm giam chuyển người bị kết án phạt tù đến trại giam để chấp hành án kèm theo giấy cam đoan của mẹ về việc sinh con. Trại giam có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo mẹ vào trại giam theo quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý hộ tịch.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì trong trường hợp con của người bị kết án chưa đăng ký khai sinh thì phải chuẩn bị giấy chứng sinh do cơ quan y tế nơi trẻ em được sinh ra cấp hoặc văn bản của người làm chứng nếu trẻ em được sinh ra ngoài cơ sở y tế.

Xử lý thế nào đối với con của phạm nhân hơn 36 tháng tuổi không có thân nhân nuôi hộ?

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 51 Luật Thi hành án Hình sự 2015 quy định về chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi như sau:

Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải đề nghị cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì trong trường hợp con của bạn chị là đã hơn 36 tháng nhưng không có thân nhân nuôi dưỡng thì trại giam sẽ đề nghị cơ quan chuyên môn nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định nơi cơ sở báo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng và khi bạn chị chấp hành xong án tù có thể nhận lại con.

Chưa có giấy khai sinh cần làm thế nào để mang con của người bị kết án vào trại giam?
Chưa có giấy khai sinh cần làm thế nào để mang con của người bị kết án vào trại giam?

Cha mẹ trong tù có đăng ký khai sinh cho con được không?

Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, cá nhân sinh ra có quyền được khai sinh. Trong đó, trẻ em sau khi sinh 24 giờ phải được khai sinh. Nếu sống không đến 24 giờ thì không phải khai sinh trừ khi cha mẹ đẻ có yêu cầu.

Theo đó, Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định trong thời hạn 60 ngày kể từ khi trẻ em được sinh ra, người có trách nhiệm phải đi đăng ký khai sinh cho con là:

– Cha hoặc mẹ

– Ông hoặc bà hoặc người thân thích khác. Trong trường hợp này văn bản ủy quyền không cần công chứng, chứng thực nhưng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ.

– Cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em.

Ngoài ra, có thể ủy quyền đăng ký khai sinh cho bé. Cụ thể, việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực. Phạm vi ủy quyền có thể bao gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả.

Ngoài ra, nếu nữ phạm nhân sinh con thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân. (Điều 45 Luật Thi hành án hình sự 2015).

Nếu phụ nữ bị tạm giam, tạm giữ sinh con thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở giam giữ đóng trụ sở có trách nhiệm đăng ký, cấp giấy khai sinh (Điều 35 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015).

Như vậy, có thể khẳng định, việc cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ đang chấp hành hình phạt tù không ảnh hưởng đến việc đăng ký khai sinh của con. Lúc này, trẻ em sẽ được đăng ký khai sinh theo thủ tục lưu động.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Chưa có giấy khai sinh cần làm thế nào để mang con của người bị kết án vào trại giam? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; thủ tục sang tên nhà đất, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.

  • FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm

  • Án treo có được đi làm không?
  • Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
  • Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?

Câu hỏi thường gặp

Lên trại giam để đăng ký khai sinh cho cháu được không?

Điểm a Mục 1 Công văn 4325/BTP-HTQTCT năm 2013 quy định như sau:
Đối với phạm nhân mà có thân nhân ở gần thì đề nghị Giám thị TG, TTG, Thủ trưởng CQTHAHS CA cấp huyện thông báo để thân nhân của phạm nhân đến trực tiếp làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em trong thời hạn quy định (60 ngày, kể từ ngày trẻ em được sinh ra theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch). Mục ghi về người đi đăng ký khai sinh trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi tên thân nhân của phạm nhân đó (ví dụ: ông, bà, cha, mẹ… của phạm nhân đi khai sinh cho cháu, thì ghi tên người đi khai sinh đó). Trường hợp thân nhân của phạm nhân đã nhận được thông báo nhưng không đến làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em, thì thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo hướng dẫn như đối với trường hợp phạm nhân có thân nhân ở xa hoặc không có thân nhân.
Đối với phạm nhân mà có thân nhân ở xa hoặc không có thân nhân, thì đề nghị Giám thị TG, TTG, Thủ trưởng CQTHAHS CA cấp huyện thông báo cho công chức Tư pháp hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi có trại giam) về việc trẻ em được sinh ra. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức đăng ký khai sinh lưu động ngay tại trụ sở của TG, TTG, CQTHAHS CA cấp huyện. Mục ghi về Người đi đăng ký khai sinh trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi tên của người mẹ.
Do đó, Giám thị TG, TTG, Thủ trưởng CQTHAHS CA cấp huyện thông báo để chị đến tiến hành đăng ký khai sinh cho cháu.

Cơ quan nào cấp giấy khai sinh cho con nữ phạm nhân?

Khoản 4 Điều 51 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định:
Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.
Do đó, UBND cấp xã nơi con chị có thẩm quyền đăng ký khai sinh và cấp giấy khai sinh cho cháu chị.

Thông tin trong giấy khai sinh của con nữ phạm nhân ghi như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Luật hộ tịch 2014 và điểm b Mục 1 Công văn 4325/BTP-HTQTCT năm 2013 quy định nội dung đăng ký khai sinh gồm:
Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.”
Mục ghi về người đi đăng ký khai sinh trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi tên thân nhân của phạm nhân đó (ví dụ: ông, bà, cha, mẹ… của phạm nhân đi khai sinh cho cháu, thì ghi tên người đi khai sinh đó)
Về phần ghi về nơi sinh (trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh)
Trường hợp phạm nhân sinh con tại cơ sở y tế thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viên tỉnh/huyện A; Trạm y tế xã B…).
Trường hợp phạm nhân sinh con tại bệnh xá của TG, TTG, CQTHAHS CA cấp huyện, thì chỉ ghi địa danh hành chính (xã, huyện, tỉnh), mà không ghi tên trại giam (ví dụ: trẻ em sinh ra tại bệnh xá của Trại giam X, thì chỉ ghi nơi sinh là xã/huyện/tỉnh).
Do đó, Giám thị TG, TTG, Thủ trưởng CQTHAHS CA cấp huyện thông báo để chị đến UBND xã nơi con gái mình chấp hành hình phạt để tiến hành đăng ký khai sinh cho cháu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Cha mẹ trong tù có đăng ký khai sinh cho con được không?Chưa có giấy khai sinh cần làm thế nào để mang con của người bị kết án vào trại giam?Xử lý thế nào đối với con của phạm nhân hơn 36 tháng tuổi không có thân nhân nuôi hộ?

Mới nhất

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 15, 2024
0

Hóa đơn điện tử là một dạng hóa đơn được phát hành, gửi và lưu trữ dưới dạng điện tử,...

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 12, 2024
0

Bảo hiểm xã hội là một hệ thống bảo vệ tài chính và an sinh cho người lao động và...

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

by Hương Giang
Tháng 9 9, 2024
0

Chuyển khẩu là quá trình thay đổi địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của cá nhân từ một nơi...

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì?

by Hương Giang
Tháng 9 5, 2024
0

Xuất khẩu rượu là quá trình chuyển giao rượu từ quốc gia sản xuất sang quốc gia khác để bán...

Next Post
Đơn kháng cáo quá hạn

Đơn kháng cáo quá hạn phải xử lý như thế nào?

Nộp thuế môn bài qua ngân hàng

Nộp thuế môn bài qua ngân hàng như thế nào?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x